THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY 2017

0
107

Kết quả hình ảnh cho HUY HIỆU GIÁM MỤC TÔMa nguye64n văn trâmTOÀ GIÁM MỤC BÀ RỊA

227 Cách Mạng Tháng Tám, Phước Hiệp, Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu s (64) 3737 873

Số: 09-17/TGM

Bà Rịa, ngày 28 tháng 02 năm 2017

THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY 2017
“Tha nhân là một hồng ân ”

Kính gởi: Quý Cha, các Phó tế

Các Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh Và Anh Chị Em tín hữu Giáo phận Bà Rịa

Anh Chị Em thân mến,

Ngày thứ tư Lễ Tro, chúng ta bước vào mùa Chay thánh thiêng với lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Việc ăn năn sám hốỉ và tin vào Tin Mừng chỉ có thể đạt hiệu quả tích cực khi được gắn liền với những con người. Con người đây là tha nhân, là người đồng hành, đồng cảm hay đồng cảnh ngộ với chúng ta và đang cùng chúng ta đi trên cuộc hành trình đức tin. Với sứ điệp mùa Chay 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ chúng ta hãy nhìn anh chị em tha nhân như một hồng ân Chúa ban.

1. Tha nhân là ai?

Ai là người thân cận của tôi? (x. Lc 10, 29-37). Một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu để biết nhận ra ai là người thân cận của mình. Chúa Giêsu đã chỉ cho anh thấy: đó người xứ Samaria, kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với nạn nhân bị cướp, bị bóc lột tất cả và bị bỏ rơi bên vệ đường nửa sông nửa chết. Đó là một nạn nhân đáng thương dưới đôi mắt của người xứ Samaria tốt lành. Đó là tất cả mọi ngườ^mà Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê trong các sứ điệp và huấn dụ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, nhất là trong tông sắc Dung mạo Lòng Thương Xót, tông huấn Niềm Vui của Tinh yêu… Họ thuộc mọi giai tầng khác nhau của xã hội, đạo cũng như đời, giàu có hay nghèo khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, bị khinh bỉ, bị chà đạp nhân phẩm, bị xua đuổi ra các vùng ven của đau khổ khôn cùng, bị lạm dụng tình dục và bị mua bán như các sản phẩm.

2. Ông phú hộ giàu có không nhìn thây Lagiarô là tha nhân của mình.

Qua dụ ngôn “ông phú hộ giàu có và người hành khất Lagiarô” (x. Lc. 16, 19-21), Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Lagiarô là một hồng ân đối với ông phú hộ giàu có. Lagiarô là một con người bất hạnh và nghèo khổ nằm trước cổng nhà ông phú hộ, thèm khát những thứ thừa thãi rớt xuống từ bàn ăn. Nhưng không nhận được chi ngay cả điều cần thiết cho cuộc sống thể lý, làm giảm chút đói khát tạm thời. Chỉ có mấy con chó đến liếm các vết thương lở lói trên thân thể tả tơi của người hành khất nghèo. Khác với Lagiarô, ông phú hộ giàu sang mặc toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình, suốt đời ngập tràn phần phước hưởng thụ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ông phú hộ không nhìn thấy người hành khất Lagiarô trước cổng nhà mình, vô cảm trước nỗi khổ đau khốn cùng của một con người bất hạnh. Đốì diện với Lagiarô bất hạnh, ông phú hộ càng bất hạnh hơn. Chúng ta thấy nơi đời sống của ông sự băng hoại do tội lỗi gây nên, sự tham lam tiền của làm cho con người ra hư hỏng và những hệ luỵ độc hại của tham lam và hưởng thụ là ganh tỵ, ghen tuông, xung đột, nghi kỵ, ích kỷ và nô lệ… Ông phú hộ chỉ nhận ra mình sẽ khốn cùng như thế ấy nơi cõi đời sau trong lửa hoả ngục, “còn con thì phải chịu khốn khổ”.

3. Lagiarô là một hồng ân cho mọi người dưới cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng dù Lagiarô xem ra hình như vô hình đối với người giàu có, nhưng chúng ta cũng có thể nhận ra ông như một ai đó quen thuộc mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Lagiarô như thể là một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù trước mặt nhiều người và trước mắt ông phú hộ, Lagiarô không hơn gì một người bị ruồng bỏ. Đức Thánh Cha Phanxicô bảo chúng ta rằng: “Lagiarô dạy cho chúng ta biết rằng tha nhân là một hồng ân. Môi tương quan đúng đắn với con người bao gồm việc nhìn nhận giá trị của người ấy với lòng biết ơn. Ngay cả một người nghèo nơi cổng nhà của người giầu cũng không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thav đổi cuộc sống. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta hãy mở cửa lòng mình cho tha nhân vì mỗi người đều là một hồng ân, dù cho người ấy là láng giềng của chúng ta hay một người ăn xin vô danh”.

4. Nhìn tha nhân như một hồng ân Chúa ban dưới ánh sáng Tin Mừng.

Lagiarô là một hồng ân giúp chúng ta xem xét lại đời sống, kiểm tra các vấp ngã và lỗi phạm, tin vào Tin Mừng bằng việc ăn năn sám hối. Đức Thánh Cha dạy chúng ta “Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta gặp gỡ những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ phải là một ân sủng đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa hay Tin Mừng giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt và mong manh”.

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta sống Mùa Chay thánh năm 2017 nầy với cái nhìn nhân hậu hướng về tha nhân là những người chúng ta gặp gỡ, đốì diện và đối thoại mỗi ngày. Hãy nhận ra tha nhân là một hồng ân Chúa ban giúp chúng ta nhận ra mình là ai, mình phải sông như thế nào cho xứng đáng là con của Chúa và là anh em vớioihau. Với một chút tro rắc trên đầu, chúng ta suy niệm: “Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, người sẽ trở về bụi tro”, và với lòng ăn năn sám hối, chúng ta quyết tâm sửa chữa và biến đổi tự căn đời sống nhờ việc chay tịnh, cầu nguyện và thực thi các việc bác ái đối với tha nhân, nhất là đối với những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi, bị loại trừ và bị lạm dụng. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta tràn đầy ơn Chúa để chúng ta thực sự trở nên con người mới với niềm hy vọng được ơn cứu rỗi nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta.

Thân mến chào Anh Chị Em.

+TÔMA NGUYỄN VĂN TRÂM

Giám mục giáo phận Bà Rịa

+ Emmanueỉ Nguyễn Hồng Sơn

Giám mục Phó giáo phận Bà Rịa

Ghi chú: Kính xin quý cha cho đọc thư mục vụ này trước các thánh lễ chiều thứ bảy và ngày Chúa nhật I mùa Chay (05.3.2017)