Lược Sử Giáo Xứ

Giáo Xứ Đất Đỏ, Giáo Hạt Bà Rịa, Giáo Phận Bà Rịa

Địa dư: Giáo Xứ Đất Đỏ Toạ Lạc Tại Khu phố Thanh Long, Thị Trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Diện tích: Khoảng 50km2.

Đông giáp Huyện Xuyên Mộc

Tây giáp Huyện Long Đất

Nam giáp Biển Đông

Bắc giáp Xã Long Tân

Dân số: 2.246 giáo dân chia làm giáo họ: Nữ Vương, Mân Côi,Gioan, Fatima, Phêrô, Tử Đạo, Giuse Thợ

Linh mục chánh xứ: Antôn Trần Quang Châu

Các cơ sở của giáo xứ:

Giáo dân Đất Đỏ đa phần sống bằng nghề nông, chỉ có một ít buôn bán. Việc sống đạo còn theo nếp cũ chưa được canh tân và hướng dẫn sống cụ thể với thực tiễn. Giáo xứ đang có phong trào thể thao, văn nghệ làm cầu lôi kéo các thanh thiếu niên quy tụ đến nhà thờ thành thói quen. Song song với việc đẩy mạnh các công tác chung để giáo dân có ý thức về việc sống hiệp thông với nhau trong Đức Kitô.

Hiện giáo xứ có các tổ chức hội đoàn và các giới như: Gia Trưởng, Hiền Mẫu, Giới Trẻ, Thiếu Nhi, Giúp Lễ, Hội Legiô,Các Ca Đoàn

Giáo xứ hiện có 2 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phụ giúp dạy giáo lý và các việc mục vụ khác.

Quá trình hình thành và phát triển (sơ lược)

Giáo xứ Đất Đỏ cách tỉnh lị Phước Lễ 11km (nay là thị trấn Bà-Rịa) trước năm 1862 có khoảng 1100 giáo dân ở rãi rác trong làng Phước Tuy, Phước Thọ và Thạnh Mỹ. Nhà thờ cất trong làng Thạnh Mỹ (nhà thờ còn đến ngày nay) và do Cha Điền (hay Cha Giacôbê) dòng Phanxicô quản nhiệm.

Năm 1863 Cha Hiển đến quản nhiệm họ Đất Đỏ nhưng do nhà thờ không còn nên mượn tam nhà giáo dân cử hành thánh lễ. Năm 1882 Cha Công đến quản nhiệm họ Đất Đỏ và cho cất lại nhà thờ bằng gỗ. Đến đời cha Phaolô Minh thì nhà thờ đã bị sụp nên Cha Minh đã cùng với giáo dân xây dựng lại ngôi nhà thờ mới vào năm 1931 cho đến ngày hôm nay, ngôi thánh đường này do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền móng đã suy yếu, tường bị nứt nhiều chỗ mặc dù đã được sửa chữa nhiều lần song đang có nguy cơ sụp đỗ vì đã xuống cấp trầm trọng, nhưng đã được sửa chữa lại năm 2006

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐẤT ĐỎ

HỌ ĐẤT ĐỎ VÀ HỌ THÔM

Hai họ đạo này đều có chung nguồn gốc, cùng đời sống, cùng linh mục và quyền mục vụ. Cùng chịu chung số phận trong thời kỳ sát hại đạo công giáo.

I. NGUỒN GỐC:

Cách đây 300 năm. Bà-Rịa còn thuộc về Camphuchia, họ ở rải rác với các người dân tộc và canh tác vùng đất này. Từ khi người Việt Nam ta di dân đến xứ đàng trong, thì Bà-Rịa là một nơi định cư đầu tiên, chính tại Mộ Xoài (Bà-rịa) đã xảy ra những trận tranh giành đất đai giữa hai chủng tộc dưới thời Vua Lê. Đến năm 1650. Trước sự chiếm cứ của người Việt Nam mà người Camphuchia dần dần rời bỏ mãnh đất của mình. Trong số những di dân đến đây có những người theo đạo công giáo (họ từ Bình Định đến). Do đó ở thời kỳ này đánh dấu việc thành lập họ đạo Đất Đỏ và Thôm. Nhưng có thể hai địa danh này đã hình thành trước đó 200 năm hoặc lâu hơn. Ba mãnh đất để làm nhà thờ sẽ chứng minh điều này:

  • Khu đất ngày nay có trước thời kỳ bắt đạo năm 1850
  • Khu đất thứ 2 do cha Điền dòng Phanxicô cất dưới triều đại vua Gia long
  • Khu đất thứ 3 nơi làm nhà thờ có trước đời cha Điền.

1. Làm Thế Nào Giữ Được Người Công Giáo Ở Lại Trên Đất Của Họ?

Không bao giờ xứ truyền giáo phải chăm sóc người công giáo về mặt vật chất. Họ là những người đúng đắn cần kiệm. Họ khác xa những người công giáo ở miền xuôi, những người này thường rời bỏ quê hương đi tìm sự giàu có nơi khác, họ có thể được ví như những người nông dân Pháp nếu chúng ta nhìn vào sự cần cù, tính nghiêm trang và cuộc sống cần kiệm của họ. Phần lớn trong số họ có được cặp bò nhưng ít người được làm chủ những thửa ruộng.

2. Con số người công giáo gia tăng một cách nhanh chóng.

Dưới thời vua Gia Long, nhà thờ cũng lớn như ngày nay, do đó số người theo đạo lúc bây giờ cũng xấp xỉ hiện nay khoảng bảy trăm hay 800 người. Trước cuộc chinh phục của Pháp (1861), ở Đất Đỏ có khoảng 1200 bổn đạo và ở Thôm chừng 400 bổn đạo. Trong khi đó, họ đạo Bà-Rịa độ chừng vài trăm người.

3. Nhà Thờ Đầu Tiên Ở Đây Vào Thời Kỳ Nào?

Nhà thờ đầu tiên được xây cất từ trước thời vua Gia Long, ngày nay chỉ còn là những tảng đá lớn. Một linh mục bổn quốc được an táng tại đây (nhưng không biết tên) Thôm cũng có mảnh đất lâu đời nhà thờ xây lên tại đó.

  1. Linh Mục Sở Tại

Đất Đỏ, vào thời xa xưa có một linh mục, vì đây là họ đạo chính điều hành mục vụ Thôm, Thành, Bà-Rịa, Gò Sầm và Long Kiên.

  1. 5.Trường Học

Cũng trong thời kỳ ấy, Thôm và Đất Đỏ đều có trường học, truyền thống nói là “Các chị em dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã coi trường Đất Đỏ”.

  1. 6.Giá Trị Về Mặt Tôn Giáo

Họ là những người nghiêm chỉnh giữ đạo thật là khắt khe. Vã lại ở đây người lương cũng như người công giáo đều coi trọng việc tôn giáo, họ có thể yếu đuối nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

II. GỐC TÍCH HAI HỌ ĐẠO ĐÁT ĐỎ VÀ THÔM:

  1. Sự Tích Cha Điền Dòng Phanxicô.

Cha đã sống và điều hành địa hạt Đất Đỏ thời vua Gia Long. Chính Cha Điền chôn cất một linh mục bổn quốc, rồi xây cất một ngôi nhà thờ khang trang trên đồi Đất Đỏ. Đến 1840 hay 1850 bị giở đi và chuyển vào thành Bà-Rịa, ngày nay nó là nơi ở của binh lính. Vào trong toà nhà nay ta mới hay nó cao và đẹp hơn ngôi nhà thờ hiện tại. Phía sau nhà thờ hiện nay Cha Điền có trồng một cây dương mà ngọn của nó nổi bật lên giữa các cây khác, cũng như xưa kia Vua Saul nổi hẳn lên trong hàng ngũ binh lính của ông. Cây dương này trở thành dấu chỉ gọi nhà thờ Đất Đỏ là nhà thờ cây dương; cách đây 6 năm một cơn bảo làm gãy đổ.

  1. Sự Dâng Hiến

Giáo hữu thương dâng hiến các khu vườn của mình, đôi khi họ cũng dâng hiến một vài thửa ruộng.

3. Những Thử Thách

Thử thách đâu tiên xảy ra vào nhịp tết nguyên đán Canh Thân (1860) dịp này, từ trước dân địa phương dựng cây nêu tượng trương cho ngày tết cổ truyền, nhưng người công giáo không dựng cây nêu, từ trước kia không khi nào có ai để ý đến  việc này cả, bây giờ lại nói tới chuyện này, một số tay thua bạc đến hỏi người công giáo: Tại sao chối bỏ tục lệ cổ truyền? Và chỉ cần đưa cho họ mấy quan tiền là mọi sự được êm xuôi.

Thỉnh thoảng, vài bô lão bị bắt nhưng rồi phải giải cứu bằng một số tiền chuộc mạng.

Kể từ thời Cha dòng Phanxicô cai quản họ đạo, sau là Cha Giacôbê, Giong, Lợi, Thông và Trí.

Vào năm 1860, bác của Thầy Nhứt và Cha Nhượng chết trong ngục Biên Hoà; Đức cha Lefèbvrre thường nghỉ ngơi tại gia đình ông Sĩ cha của Thầy Nhứt và Cha Nhượng, chung quanh ngôi nhà này có hàng rào kiên cố, trong nhà có một căn phòng ngầm dưới đất để Đức Cha ẩn náu khi có sự bất ổn. Một hôm bị tiết lộ nhà cầm quyền bắt Đức Cha dẫn đến độ đến Phước Hải và trục xuất ra khỏi nước, còn ông Sỹ bị bắt giam trong ngục Tuy Hoà cho đến chết rũ tù trong đó.

Cha sở Đất Đỏ lúc bấy giờ là linh mục bổn quốc, Cha Trí người khôn ngoan có nhiều mưu trí trong việc xử thế để điều hành mục vụ và tránh né các cuộc ruồng bắt của quan quân địa phương.

III. THỜI KỲ KHÓ KHĂN

  1. Pháp Xâm Chiếm Dẫn Đến Cuộc Ruồng Bắt Tín Hữu Kitô Giáo

Quân đội viễn chinh Pháp, đánh phá khắp nơi từ Đà Nẵng tới Nam Bộ, miền đồng bằng sông Cửu Long.

Để cũng cố chiến luỹ chống quân Pháp hết mọi người có đạo công giáo đều chung lưng chuyển những khẩu pháo thần công lên Biên Hoà, làm những cầu phào rào cản trên sông Sài Gòn. Nhưng tất cả đều bị phá vở và Sài Gòn thất thủ vào ngày 25 tháng 02 năm 1861.

Khi hay tin này, tri phủ Bà-Rịa ra lệnh bắt tất cả những người công giáo cầm giữ họ như những con tin. Một nhà ngục lớn đã được dựng nên tại Bà-Rịa giam những người đàn ông và 3 ngục khác, một tại Đất Đỏ, một tại Thành (Long Điền), một tại Long Kiên (Thôm), giam giữ đàn bà và trẻ con. Các tù nhân đều bị xiêng xích sống những ngày cơ cực. Một số đông trốn thoát vào rừng sâu hoặc trong làng mạc, họ được những người lương dân che chở cho ẩn náu.

  1. Nỗi Cực Khổ Của Các Tù Nhân Kitô Giáo Ở Bà-Rịa.

Quân lính canh giữ ngục rất ác cảm với người có đạo, những ai có tiền thì được đối xử tử tế, có thể ra vô nhà tù dễ dàng. Tù nhân phải nằm trên nền đất, đương đầu với bệnh kiết lị, ỉa chảy, cộng thêm sự đối sử tàn ác của quân lính. Nhà ngục trở thành dơ bẩn, nhiều người đã chết do bệnh tật! Đó là ngục tại Phước Lễ. Ở ba nhà tù kia, những quân lính canh ngục có phần tử tế hơn. Cha Trí có thể đến tăm tù nhân và tiếp trợ thực phẩm cho họ.

  1. Pháp Đánh Chiếm Biên Hoà Và Bà-Rịa

Khi quân pháp chiếm Biên Hoà, quan quân bỏ Biên Hoà chạy xuống Bà-Rịa để bố trí phòng thủ. (Biên Hòa mất ngày 17-12-1861).

Tại bốn ngục giam các giáo hữu, quân lính làm thêm những hàng rào tre vót nhọn và chà gai chung quanh ngục để ngăn chặn sợ họ trốn thoát và cũng có mục đích làm bổi đốt ngục khi rút lui.

Ngày 07-01-1862, ba chiếc tàu chiến của Pháp đến của sông Bà-Rịa, sông bị chận, tàu chạy ngược lên chợ Bến, đến 4 giờ chiều, một toán lính Pháp đến được cầu thủ lựu, họ bị đánh bật trở ra.

4. Bốn Ngục Giam Bị Đốt.

Lúc 6 giờ chiều, tri phủ Bà-Rịa ra lệnh đốt 4 ngục giam, lửa bốc chảy kinh khủng. Viên cai quản ngục tuân thủ lệnh nghiêm khắc, ai thoát qua được lửa thì cũng rơi vào gươm đao của quân lính, dẫu vậy chạy thoát được chừng mười người. Ở Long Kiên, số nguời chạy hoát được chùng phân nữa; nhờ viên cai quản ở đây có lòng nhân đạo. Ở Thành (Long Điền) và Đất Đỏ các viên cai quản hai nhà ngục này khi châm lửa xong thì mở cửa ngục, nên chỉ có vài người quá kiệt lực không thể chạy ra kịp mới bị lửa thiêu. Sau này hai viên chức cai quản ngục Đất Đỏ và Thành được mọi người cảm mến biết ơn. Những người chết trong ngục vì bệnh tật, vì đói là quê quán ở Đất Đỏ và Thôm.

Những người công giáo trốn thoát được, họ sống co cụm ở chung quanh Bà-Rịa cho đến khi chiến lũy của tri phủ Thôm rút đi, bây giờ người công giáo còn sót lại trở về nhà mình.

Cần phải khen những người lương dân địa phương, họ không dự vào cuộc bắt bớ người công giáo, mà lại tìm cách giúp đỡ những ai bị bách hại vì đạo, nhưng ở Thôm họ ít có thiện cảm hơn!

Năm 1862, không có gì đặc biệt.

  1. Cuộc Nổi Dậy Của Phong Trào Văn Thân (Bình Tây – Sát Tả)

Vào đầu năm 1863, một cuộc nổi dậy được những người yêu nước đề ra với việc “Tổ Quốc lâm nguy”. Khẩu hiệu là tàn sát người công giáo và đuổi đi người Âu Châu.

Nạn nhân đầu tiên bị xử án là những người công giáo bị giết. Ở Thôm những người công giáo bị hành hạ cực kỳ dã man, rồi người ta quăng xác họ xuống giếng. Nhưng sau đó, bọn cầm đầu bị đền tội cũng thích đáng, sự tàn sát rất dã man như lấy móc sát nhọn móc vào hàm treo lên y như người ta trep thịt heo! Do vậy, mà nó chấm dứt luôn cuộc nổi dậy.

Còn người công giáo thì ẩn náu chung quanh thành luỹ bà rịa cho đến năm 1868.

Ở Bà-Rịa lại phải chịu đựng bệnh dịch tả dữ dội bởi người chết do cuộc chiến gây ra, dần dần số người chết giảm xuống và ổn định lại, mọi người đều phải trãi qua cơn chết chóc khủng khiếp.

  1. Hồi Sinh

Vào năm 1864, Cha Công thay Cha Hiển, đến năm 1865 Cha Errard người được giáo hữu quý mến, đến Đất Đỏ và Thôm, tại đây cha kêu gọi mọi người công giáo quay trở lại quê nhà, nhưng đa số ở lại Bà-Rịa an lòng hơn.

Từ năm 1863 đến năm 1868, ở Đất Đỏ và Thôm chỉ còn lại vài người công giáo, không ai coi sóc họ, có kẻ bỏ đạo, cũng có người xin theo đạo.

Năm 1868, Cha Errard nhận thấy bầu không khí đầy bệnh hoạn của thành phố dễ làm tha hoá người công giáo. Tại Đất Đỏ, từ ngôi nhà ông Hộ Của, Cha sửa sang lại thành nhà thờ. Sau đó, cha và 400 bổn đạo quay trở về Đất Đỏ nhân dịp lễ Phục Sinh năm 1868. Con số này thật khiêm tốn trước khi thời kỳ bắt đạo, ở đây bổn đạo có tới 1.200 người, lý do số người đã chết trong cơn bách hại vừa qua, số khác ở lại Bà-Rịa không muốn trở về nữa vì họ đạo Bà Rịa đang phát triển, mặt khác có người đến tận Sài Gòn, ở Cầu Kho, Chợ Quán, Chợ Đũi, sau này được biết ở đây có nhiều gia đình quê quán gốc ở Đất Đỏ và Thôm.

Năm 1870, cha Errard đi thăm những người “thiểu số” nhưng không tiếp xúc được vì không nói được tiếng của họ. Sau đó cha Legrand thay thế trông coi họ đạo. Một sự xích mích đáng tiếc xảy ra là có một người tên Lượng bất bình với cha về vụ kiện, ông ấy xông vào xé rách áo của cha, sau đó cha rời họ đạo. Thế là trong 02 năm họ đạo không có linh mục coi sóc cho đến năm 1874, Đức Cha Puginier đến thăm Đất Đỏ.

Vào năm 1876, một cuộc cấm phòng để lãnh ơn “Toàn Xá”, cuộc lễ được tổ chức long trọng tại Đất Đỏ và Thôm.

Năm 1877, cha Boutier đi, Cha Nhu đến. Năm 1878, Cha Colson, thay thế Cha Boutier, đến năm 1880 Cha Combalbert cai quản họ đạo cho đến khi Ngài từ trần vào năm 1906. (Trong thời gian này Cha Combalbert rất năng nỗ nhưng không được mấy kết quả như mong đợi).

Đến năm 1882, dưới sự coi sóc ảu hai Cha Errard và Combalbert, xây dựng được một nhà thờ ở Đất Đỏ, một nhà thờ ở Thôm (1883). Sau đó, Ngài xây mỗi nơi một nhà Cha sở và một tháp chuông, Đất Đỏ 3 cái chuông, Thôm một cái chuông.

Năm 1885, Cha lập họ đạo Xuyên Mộc. Và vài năm sau Cha lập họ đạo Bưng Riềng, nhưng không thành công. Năm 1897, Cha lập họ đạo Láng Lớn, nhưng bổn đạo ở đây chống lại nên mới có ý định lập làng Láng Lớn ở đây mà không được. Tương tự như vậy, Ngài muốn lập một làng Phước Xưng ở Đất Đỏ. Ngài rất yêu mến bổn đạo của mình, giúp đỡ nhiều người trong số họ về mặt vật chất. Đáp lại bổn đạo rất quý mến Ngài. Vì thế khi Ngài qua đời, họ dâng 3, 4 thánh lễ liền để linh hồn Ngài chóng an nghĩ đời đời (Cha Errard).

Năm 1906, chuột phá hại mùa màng khắp nơi!

Năm 1906, Cha Ackermann thay Cha Combalbert và Ngài ở đây cho đến năm 1909. trong thời gian này 02 họ đạo nhiều người chết do bệnh dịch hạch phổi, cả ngày lẫn đêm cha luôn túc trực bên giường người bệnh liệt sắp chết.

Vào tháng giêng năm 1909, tôi (A. Keller) đến thay Cha Ackermann.

  1. Hoa Xinh, Trái Quý Chúa Ban Cho Họ Đất Đỏ:

Từ sau khi bị bách hại đến khi ổn định (1879 – 1915)

  1. Linh mục:

Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên

Giám Mục Địa Phận Phú Cường

SN: 1907 – RIP 1997

Đức Ông Phêrô Phạm Văn Thưởng

Abidjan – Ivery Coast

Cha Phanxicô GB           Trần Đức Nhân               1849-1879    RIP 1935

Cha Phaolô Alôisiô         Phạm Công Nhượng        1856-1884    RIP 1922

Cha Gioakim                   Lê Hữu Lịch                    1856-1886    RIP 1940

Cha Gioakim                   Lê Tinh Thông                1871-1903    RIP 1930

Cha Ambrosiô                Phạm Văn Nhứt               1883-1915    RIP 1945

Cha Giacôbê                   Phạm Văn Ninh               1937-1967

Ghi chú: Cha Nhượng và cha Nhứt là 02 anh em ruột, con ông trùm Sĩ bị cầm tù và chết trong ngục nhân vụ Đức Cha Lefèvre!

2.Tu sĩ:

Thầy giảng dòng Kitô Vua Cái Nhum

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Dòng Phaolô Thành Chartres

TÌNH HÌNH HIỆN NAY CỦA HAI HỌ ĐẠO ĐẤT ĐỎ VÀ THÔM:

Họ là những bổn đạo tốt, tánh tình cứng cỏi, chuộng nguồn lợi trước mắt. Họ cố tâm học đạo, tham dự các phép Bí tích nhiều lần trong năm và luôn giữ các ngày chúa nhật.

Tuy nhiên, vì sinh kế họ ít sốt sắng, cả tháng Đức Mẹ (tháng mai) suốt tuần họ phải canh tác thửa ruộng cách nhà 5, 10, 15 cây số, có khi còn xa hơn nữa. Do đó có ít người đi tham dự thánh lễ ngày thường, nhưng người chết ai cũng mong ước được đưa đến nhà thờ làm lễ an táng.

Trường học: chỉ có trường do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm lập, nhưng rất ít đứa trẻ được đi học, vì phần lớn cha mẹ ít quan tâm đến việc đi học của con cái mà cần kiếm sống hơn là học.

Các nữ tu phải tự kiếm sống bằng công việc tay chân của mình, không có khoảng trợ cấp nào cả! Các nữ tu còn phải lo dạy giáo lý cho thanh thiếu niên nam nữ mà đa số là thiếu nữ. Lại còn nuôi dạy các trẻ mồ côi cho đến khi chúng trưởng thành, có gia đình tử tế.

Tài sản: Hầu hết các thửa vườn và ruộng ở đây đều do giáo hữu dâng cúng, chỉ có một thửa ruộng do Cha Combalbert mua, số ruộng ở đây bổn đạo canh tác chung với nhau.

Phụ lục: Ở Thôm và Đất Đỏ có một tượng Thánh Giá bằng ngà rất đẹp.

Cứ đến ngày thứ 6 Tuần Thánh, cây Thánh Giá này được đem ra cho giáo hữu tôn kính.

Ở hai họ đạo này có rất nhiều mồ mã, có đến 4 nghĩa trang. Không ai còn nhớ số người được an táng ở đây.