Là hai bình diện khác biệt nhau, xét về quan hệ cũng chẳng có gì là khăng khít. Tuy nhiên, thực tế làm nên chất liệu giải đáp cụ thể Đức tin. Thực tiễn là thời sự của mọi hình thái đang phơi bày ở trong không gian và thời gian: hôm xưa hôm nay, ở đây ở kia. Đức tin là nghe, quan sát, suy luận, phân tích đánh giá, tiếp nhận hay từ chối. Thực tiễn lắm lần làm bối rối đức tin, vì thực tiễn thay đổi. Ngược lại, đức tin thì kiên định, không đổi thay dù thời gian không gian thay đổi, như hôm nay ở đây, với đủ lý lẽ, tin thế này, thì mai kia và bất kỳ đâu cũng tin nguyên vẹn như.
Điều này hiểu được với những người đồng hương Nagiaret. Họ biết ĐGS rõ mồn một dựa vào cụ thể mắt thấy tai nghe sờ được. Xưa nay họ biết Người là con của một gia đình trong làng, sống nghề mộc, cha mẹ là ông bà Giuse-Maria, gia tộc họ hàng là những cư dân chung phận trong làng, đồng phận với xóm làng chẳng có gì danh giá để sánh ví đâu.
Đó là thứ thực tiễn tạo nên hiểu biết trong quá khứ xưa nay trong tâm khảm người Nagiaret. Nhưng hôm nay ĐGS cho họ một thực tiễn mới. Thực tiễn mới này biến người đồng hương có gì đó đã một phen ngỡ ngàng và như bị gây sốc bởi con người thực tiễn của Người. Họ rất đỗi ngạc nhiên vì Người vào hội đường giảng dạy, lý lẽ thật khôn ngoan, nói năng chắc nịch lưu loát, hơn thế nghe đâu đâu cũng truyền tụng về tài chữa bệnh, làm nhiều điều lạ lùng đáo để. Là gì vậy? Những điều đó làm đức tin của người dân làng bị giao động, nên tin hay không? vì đang đối diện với hiện tượng GS thực tiễn tỏa sáng như một hiện tượng kỳ quặc. Họ là những người đã từng có đức tin, xưa nay hằng tin vào một TC duy nhứt đã làm những điều diệu kỳ theo dòng lịch sử cha ông họ. Nhưng họ không sao tin nổi một Giêsu dù chỉ là tiên tri thôi, nói gì đến là Đấng Messia cứu thế xuất hiện ở đây hôm nay. Messia phải là Đấng huyền nhiệm, từ đâu đến, đến khi nao nào ai biết.
Chuyện dân làng Nagiaret như vậy có nét giống câu chuyện quan Naaman nước Syri xưa trong CƯ. Đối diện với một thực tiễn quá quen thuộc với Naaman rất khó vượt qua để nghe theo lời mách bảo của mọi người. Nhờ lời khuyên tha thiết của cận thần, ông chấp nhận sang đất nước Do Thái gặp tiên tri Élisé để chữa bệnh, xem thử. Theo tường thuật, Naaman còn phải đối diện với một chỉ bảo cách trị bệnh vào một thực tế khác thật ngạo mạn, tưởng chừng tiên tri sẽ chữa bằng phép mầu cao siêu, ai ngờ, tệ hại chỉ ra sông Gio-đan tắm sẽ được sạch bệnh. Lòng giận điên lên, Naaman nghi là bị tiên tri trêu ngươi miệt thị! Naaman còn nghĩ, nếu chỉ phải tắm thôi mà sạch bệnh, thì ở Syri cũng có sông to sạch hơn gắp mấy lần sông Gio-đan, tại sao không tắm phải sang tận đây tắm sông Gio-đan, không phi lý sao? Vả lại, xưa nay không ai tắm sông mà khỏi bệnh! Vậy làm sao có thể tin vào lời chỉ bảo của tiên tri? Dòng sông xưa nay không hề đổi phận “trần ra tiên”, sao có thể có phép mầu theo lời tiên tri bảo chỉ như thế?
Thực tế Naaman có Phúc, nhờ đã vượt khỏi chướng ngại tâm lý riêng mình, đã kịp tin nghe theo lời dạy của tiên tri ra tắm sông Gio-đan nhờ lời động viên của các cận thần. Nên đã được phép màu sạch bệnh.
Dân làng Nagiaret, nơi TM Marcô, thì không được gì! Vì không vượt qua nỗi bức màn thực tiễn gây phân vân để tin vào ĐGS là ai, nên cho dù họ có xin ĐGS làm dấu lạ giữa họ, Người không saolàm được dấu lạ nào ngoại trừ việc đặt tay chữa vài người mắc bệnh. Bức màn thời sự của người làng Nagiaret được hiểu đây chính là vô tín cùng với hiểu biết thiển cận đó thôi, mà sự thiển cận bao gồm“là mớ hiểu biết quanh quẩn nghèo nàn”, là tư kiến quen thuộc, là kinh nghiệm hạn hẹp, là sự tự mãn chủ quan, lấy cái mình “tưởng” làm thật. Đây chính là gốc của sự không thông tai hại. Không có niềm tin không có phép mầu. Thiếu niềm tin thành chướng ngại, dù đầy quyền uy, phép lạ cũng không thể xảy ra. Do vậy điều gây trở ngại đã làm thiệt thòi mối lợi khát mong của chính mình.
Cũng như gần đây, chúng ta đọc biết được người đàn bà mắc bệnh loạn huyết dễ mến, chỉ tin vào tin đồn, trong dáng vẻ yếu đuối cố gắng đi gặp ĐGS và tìm cách kín đáo, miễn sao chỉ sờ chạm được áo Người thôi, vì tin rằng làm thế sẽ được khỏi bệnh. Với bao hồn nhiên khiêm tốn ấy, bà đã trở thành tấm gương sáng cho người làng Nagiaret hiểu thế nào là đức tin và công hiệu của đức tin !
Tóm lại, điều Marcô muốn thông truyền: chính thực tiễn là tác nhân gây bối rối đức tin, như dân làng Nagiaret đã gặp. Thực tiễn là những gì đang diễn ra. Thực tiền xưa nay, ở đây ở kia, chỉ phô bày các yếu tố giúp suy xét, cơ hội suy đi nghĩ lại, để có được một chọn lựa chính xác cập nhật niềm tin. Thực tiễn là khía cạnh gai góc đối với đức tin, là khoảng mù mịt của con người, dù sao, sợ rằng trong thiếu sáng suốt, lúc chập choạng, khả thi đi đến hai thái độ hoặc từ bỏ tin điều chính đáng phải tin hoặc tin nhằm điều nhảm nhí, hình thức mê tín dị đoan như nghiệm thấy xưa nay trong dân gian do bởi định giá thiếu khôn ngoan sáng suốt của khối trí luôn hạn định giới hạn.
Lạy Chúa thánh Thần, xin cho con đôi mắt tâm hồn luôn sáng để con dễ nhận ra Chúa mọi nơi mọi lúc vì Ngài là ánh lửa rực sáng, sáng soi trong u tối.