WHĐ (20.09.2016) – “Chắn chắn tinh thần Assisi vẫn có đó, và tinh thần ấy mang lại hoa trái khắp nơi trên thế giới!”, đó là lời phát biểu của Đức cha Dominique Lebrun, Tổng giám mục Rouen.Đức cha Dominique Lebrun hiện có mặt tại Assisi để tham dự “Ngày Thế giới cầu nguyện cho hoà bình” từ 18 đến 20-09-2016, theo lời mời của Cộng đồng Sant’Egidio.
Đức Tổng giám mục Lebrun cùng với một nhóm tín hữu hành hương thuộc giáo phận của ngài, đã tham dự Thánh lễcầu nguyện cho cha Jacques Hamel do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại nguyện đường của Nhà Santa Marta, Vatican, vào ngày lễ Suy tôn Thánh giá 14-09 vừa qua. Trong bài giảng Thánh lễ hôm ấy, Đức Thánh Cha đã nói “Kẻ nhân danh Thiên Chúa để giết người chính là ma quỷ”.
Trong bài phát biểu vào ngày thứ nhất, trước các đại biểu các tôn giáo, Đức Tổng giám mục Lebrun nói: “Chúa Quan phòng đã đưa tôi đến Assisi, vài tuần sau khi cha Jacques Hamel bị sát hại, khi ngài vừa kết thúc Thánh lễ, bởi hai người tự xưng là Hồi giáo. Chắn chắn tinh thần Assisi vẫn có đó, và tinh thần ấy mang lại hoa trái khắp nơi trên thế giới! Nhưng mầu nhiệm sự dữ dường như nhấn chìm chúng ta và làm xáo trộn con đường ấy. Nên giờ đây tôi muốn xin ơn để tiếp tục bước đi trên con đường đối thoại, đối thoại mạnh mẽ hơn, chân thực hơn và sâu xa hơn… Tôi cầu xinbốn ơn này: Ơn tha thứ cho những kẻ sát nhân đã giết cha Jacques Hamel và chocả những ai ‘khuyến khích và tán thành’ hành động bạo lực kinh hoàng này. Ơn yêu thương những người đứng đầu đội quân thánh chiến Daesh như những người anh em, và “cầu nguyện cho họ được cứu rỗi. Tôi nhận được những bức thư xin phong chân phước chocha Hamel (…) một số còn thúc giục tôi xin miễn chuẩn 5 năm theo luật đòi hỏi. Tôi xin ơn ‘đừng để cho việc nhìnnhận cuộc tử đạo này trở thành ngọn cờ giương cao để đấu đá và lên án’. Và cuối cùng, ơn đối thoại trong sự thật với người Hồi giáo”.
Trước đó, Đức Tổng giám mục Domenico Sorrentino, Giám mục Assisi, đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Ngày Thế giới cầu nguyện cho Hoà bình vào Chúa nhật 18-09-2016 tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô. Tham dự Thánh lễcó nhiều đại diện của các tôn giáo khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Sorrentino nói: “… Chắc chắn phải xây dựng một thế giới của tình huynh đệ và hoà bình. Chúng ta đã nghe những lời của Thánh Phaolô nói đến kế hoạch của Thiên Chúa, là Đấng “muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết sự thật”. Những lời ấy bảo đảm cho một sự thật lớn lao khác: để cứu chúng ta Thiên Chúa đã trao nộp Con của Ngài là Đức Giêsu, “ĐấngHoà giải duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, Đấng hiến mình làm giá chuộc cho mọi người”.
“Cuộc hội ngộ vì hoà bình của chúng ta tại Assisi này không thêm thắt gì cho sự thậtấy, nhưng dựa trên sự thật ấy. Một sự thật để sống và loan báo. Một sự thật trở thành lời cầu nguyện. Vì thế, những lời chúng ta đã nghe trong Thư thứnhất gửi Timôthêsau đây thật là đẹp: “Tôi khuyên anh em trước hết hãy dâng lời cầu khẩn, kinh nguyện, nài xin cho hết mọi người, cho vua chúa và hết các người quyền cao chức trọng, ngõ hầu ta được sống đời yên hàn, ổn định, trong đạo đức vẹn toàn và phẩm giá”.
Ba mươi năm trước, với sáng kiến “Tinh thần Assisi”, Thánh Gioan Phaolô II đã nhận ra rằng sức mạnh của lời cầu nguyện cần được dùng như một thúc đẩy xây dựng hoà bình. Lời cầu nguyện được dâng lên Thiên Chúa là tình yêu và bình an và vì thế phải được thực hiện trong yêu thương và hoà bình, như Thánh Tông đồ nói với chúng ta:“Tôi muốn những người nam cầu nguyện ở mọi nơi thì giơ cao những bàn tay lành thánh, không nóng giận, không cãi cọ”.
Đây là tinh thần Assisi mà chúng ta đã trải nghiệm trong mấy ngày qua, tại trường học của Chúa Giêsu và của người tôi tớ của Ngài là Phanxicô, trong một cuộc đối thoại thân mật với nhiều tín hữu đang cầu nguyện với chúng ta, bất kể tín ngưỡng khác biệt”.
***
Ba mươi năm sau “Ngày Thế giới cầu nguyện cho hoà bình” lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 27-10-1986, khoảng 500 nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị lại có mặt tại thành phốcủa Thánh Phanxicô để đối thoại và cầu nguyện cho hoà bình thế giới với chủ đề “Khát vọnghoà bình. Đối thoại giữa các tôn giáo và các nền văn hoá”.
Trong ngày thứ Hai và sáng thứ Ba, có ba mươi cuộc thảo luận diễn ra theo tinh thần Assisi, về những thách đố của cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, và cả cuộc khủng hoảng di dân, trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến.