Hai tu sĩ sống với nhau đã bốn mươi năm, họ chưa bao giờ cãi cọ, dù chỉ một lần. Cho đến một ngày, người này nói với người kia:
– Bạn không nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cãi nhau, ít nữa một lần à?
Người kia đáp: – Phải, nào chúng ta bắt đầu! Nhưng chúng ta bắt đầu cãi nhau về điều gì?
Người thứ nhất bảo: – Chiếc bánh mì này được không?
– Được, hãy tranh luận về chiếc bánh này. Chúng ta sẽ làm thế nào đây?
Người thứ nhất nói: – Chiếc bánh này của tôi; nó thuộc về tôi.
– Nếu thế, thì bạn hãy lấy nó đi.
– !!!
Bình an không bị phá vỡ cách cần thiết bởi một cuộc cãi vã hay tranh luận. Chính cái “Tôi” mới huỷ hoại bình an. Cái này của tôi, và tôi không muốn chia sẻ nó cho bất cứ ai. Khi có thái độ dính trết và ích kỷ như thế, con tim bạn ngày càng trở nên xơ cứng. Đây mới là đại thù của bình an: một con tim bị ràng buộc, nặng gánh và ích kỷ.
Thử tưởng tượng một nhóm người sở hữu lắm đất đai và tiền bạc tại một quốc gia bảo rằng, “Chúng tôi sẽ không phân chia cho bất kỳ ai tài sản của mình”; hoặc tại Liên Hiệp Quốc, mọi quốc gia đều giữ lập trường này, “Vấn đề của chúng tôi là sự thịnh vượng của đất nước mình, chúng tôi không mấy quan tâm đến bất cứ quốc gia nào khác”. Làm sao hoà bình có thể hiện diện trong một điều kiện như thế? Những con tim xơ cứng trong những đất nước xơ cứng. Nhưng trước khi nói đến đất nước này quốc gia nọ, bạn và tôi hãy nói đến chính mình.
Hãy nhìn vào tâm hồn mình. Bạn hẳn sẽ thốt lên, “Bao nhiêu tranh luận và cãi vã trong cuộc sống của tôi!”. Và tôi bảo, “Nhưng ở đó đâu có giận hờn, cay đắng hay thù hận”.
Bạn nói, “Cuộc sống lắm đau thương!”. Và tôi bảo, “Nhưng bạn vẫn bình an”.
Bạn nói, “Biết bao nhiêu chuyện trong cuộc sống”. Và tôi bảo, “Đừng căng thẳng và rối lên”.
Bạn có thể nói như vậy không? Nếu nói được như vậy, bạn sẽ là những con người xây dựng hoà bình trong cái thế giới mênh mang này. Chính cái mục đích của việc cầu nguyện là đem bình an đến mọi nơi.