Thập Giá Tỏa Ánh Vinh Quang- Suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh

0
131

Thập Giá Tỏa Ánh Vinh Quang

Người ta thường nhắc đến Bảy lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu từ thập giá :

  1. “Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không Biết việc chúng làm” (Lc 3, 34).
  2. Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta(Lc 23, 41).
  3. Thưa Bà, đây là con  Bà” – “Đây là Mẹ anh(Ga 19,  26-27)
  4. “Chúa ôi, Chúa ôi, sao Chúa Bỏ con ?” (Mt 27, 46).
  5. Ta khát !” (Ga 19, 28).
  6. “Mọi sự đã hoàn thành” (Ga 19, 30).
  7. “Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 45).

Người ta nói thập giá là dụng cụ hành hình. Người ta cũng nói đến sự “thinh lặng của thập giá” diễn tả sự Buồn thảm não nùng trong ngày Chúa chết. Người ta cũng mô tả Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như một ngày “im lặng” đầy chết chóc.

Nhưng thật ra Thập giá có tiếng nói riêng của mình. Thập giá cất tiếng nói giữa những đau Buồn. Thập giá minh chứng về mình. Thập giá đứng dậy từ cái chết để cùng Đức Kitô tiến vào vinh quang.

Thập giá, giao lộ tình yêu.

Nhìn vào thập giá, chúng ta thấy gợi lên những nẻo đường mà Đức Kitô là trung tâm. Những nẻo đường khởi đầu từ Đức Kitô và dẫn đi Bốn phương trời. Từ “ngã tư tình yêu”, Chúa mời gọi chúng ta cùng tiến Bước với Ngài. Thập giá mở ra những con đường đi khắp nơi. Trên những nẻo đường ấy luôn in dấu ấn thập giá như một lời mời gọi và giục giã hãy lên đường đi gieo vãi tình thương.

Thập giá lên tiếng gọi chúng ta lên đường loan Báo Đức Kitô tử nạn và phục sinh. Thập giá là những nẻo đường luôn chờ đợi những Bước chân reo vui đi loan Báo Tin Mừng Phục Sinh.

Thập giá, thanh gươm cắm mốc vào lịch sử.

Thập giá gợi lên hình ảnh lưỡi gươm chẻ đôi và cắm mốc cho lịch sử nhân loại. Đức Kitô đã trở thành điểm khởi hành cho niên lịch thế giới. Đức Kitô đã trở thành dấu chỉ không phai nhoà trên dòng thời gian. Thập giá là lưỡi gươm khắc sâu vết hằn tình thương vào lòng nhân thế.

Chúng ta hãy để cho thập giá mang Đức Kitô cắm sâu vào cuộc đời mình. Đức Kitô trở thành tâm điểm của cuộc sống : mọi suy nghĩ, mọi việc làm đều xuất phát từ Người và quy chiếu về Người.

Thập giá, dáng đứng người kitô hữu.

Thập giá là hình phạt khắc nghiệt của người La mã dành cho các nô lệ. Vì thế, thập giá trở nên dấu hiệu của ô nhục. Nhưng qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, thập giá trở nên dấu chỉ ơn cứu rỗi. Trên đồi Golgotha, hình Bóng thập giá không mang dáng vẻ của sự trừng phạt, nhưng là dấu hiệu cứu thoát. Thập giá không còn mang hình ảnh của sự tuyệt vọng, nhưng luôn sáng ngời niềm hy vọng. Thập giá không mang tư thế của tội nhân gục đầu, nhưng luôn ngẩng cao đầu trong hình dáng của người chiến thắng. Thập giá không còn mang hình dáng của kẻ xuôi tay khuất phục, nhưng phản chiếu hình hài một con người luôn giang rộng cánh tay để ôm lấy mọi người. Thập giá in Bóng vinh quang trên nền trời thế giới hôm nay. Thập giá vẫn in đậm nét giữa phong Ba Bão táp, vẫn sáng ngời giữa mây mù ảm đạm. Thập giá vẫn mang dáng đứng của Đức Kitô Phục Sinh. Thập giá vẫn vươn mình từ sỏi đá khô cằn của lòng người Bất tín. Thập giá vẫn đứng vững trên nền tảng đức tin. Thập giá là dáng đứng của người kitô hữu hôm nay. Thập giá luôn mang trên mình sức nặng của Đức Kitô. Thập giá vẫn sáng ngời ánh vinh quang.

Trích Logos C