Chúa Giêsu Chọn Ba Môn Đệ Đầu Tiên – Suy niệm Chúa Nhật II Thường niên- B

0
187

Chúa Giêsu Chọn Ba Môn Đệ Đầu Tiên – Suy niệm Chúa Nhật II Thường niên- B

Ngày nay, khi một Tân Tổng Thống hay Thủ Tướng đắc cử, thì việc cần thiết  đầu tiên là lo chọn những  công sự viên thân cận để thành lập Chính Phủ, còn gọi là Nội Các.  Số viên chức nầy là những cánh tay đắc lực, giữ những bô phận trung ương quan trọng phải có, để điều hành việc nước.
Về mặt Đạo, Chúa Giêsu khi bước vào cuộc đời công khai, chuẩn bị thành lập Hội Thánh là Nước Trời mới tại trần gian,  cũng chọn những môn đồ thân tín để cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng học với Ngài hầu kế thừa sự nghiệp cứu chuộc lâu dài về sau.   Những  bài Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật  Thứ 2 Thường Niên nầy, cho thấy Chúa Giêsu đã tuyển chọn ba môn đệ đầu tiên.
Cũng thêm hiểu biết khi ngược dòng thời gian,  hơn ngàn năm trước Thiên Chúa đã chọn Samuel (1070-1012 TCN) khi còn niên thiếu, làm ngôn sứ, thay cho thầy cả Hêli, để  giúp dân trong giai đoạn chuyển tiếp thời Phán Quan qua vương quyền Saulê rồi Davit. Ông là Tiên tri đặc biệt được Do Thái Giáo, Kitô Giáo và cả Hồi Giáo  cùng tôn kính. Ta đọc chung ba bài Lời Chúa bên dưới  và  xin chúa hướng dẩn thêm.

BÀI ĐỌC I: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”.

Bài trích sách Samuel quyển thứ nhất.1 Sm 3, 3b-10. 19

Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: “Này con đây”, rồi chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: “Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: ‘Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe’”. Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: “Samuel, Samuel!” Và Samuel thưa: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”. Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.

 

BÀI ĐỌC II: “Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô”. 1 Cr 6, 13c-15a, 17-20

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác. Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại. Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí. Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.

PHÚC ÂM: “Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 1, 35-42

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”

Đôi dòng ghi chú và tâm tình.
 
Bài đọc I cho thấy Samuel là một cậu thiếu niên, được bà mẹ Hanna dâng hiến cho Chúa (1 Sm 1: 28) đang phục vụ trong đền thờ bên cạnh Thầy cả Hêli. Đền thờ lúc đó là  chiếc lều hội ngộ, lều gặp gỡ, tại Shilô trong thời gian dài ban đầu lúc về lại Đất Hứa sau nô lệ Ai Cập (Gs 18:1). Thời đó Chúa ít khi nói hoặc hiện ra (c. 1) nhưng sắp thay đổi với Samuel. Cậu chưa có kinh nghiệm cá nhân liên hệ với Chúa, mặc dù có biết Người.
Một đêm nọ, Chúa gọi cậu hai lần. Mỗi lần gọi, cậu đều chổi dậy và chạy tới Thầy cả Hêli vì tưởng ông gọi. Sau lần hai, Thầy Cả Hêli biết là Chúa gọi, nên dạy cậu: Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe.  Lần thứ ba Chúa gọi Samuel  Samuel, gấp đôi. Nói tên hai lần.
Trong Cựu Ước, Chúa cũng gọi  tên người khác gấp đôi vào những giây phút trọng đại như Abraham (St 22: 11) Giacop (St 46: 2) Môsê (Xh 3: 4).
Xin giúp chúng con biết nhận ra tiếng Chúa và ý Chúa  trong cuộc sống hằng ngày.
 
Qua bài Phúc Âm.
Thiên Chúa quyền phép vô biên, làm gì cũng được, nhưng khi dựng nên loài người xong, Ngài muốn nhân loại cộng tác vào và cùng làm cho nhau. Bắt đầu dựng nền tảng cứu độ thời Cựu Ước, Ngài đã kêu gọi Abraham thành tổ phụ dân riêng là Do Thái, cho chúa Giêsu đến sau nầy. Để giúp giải phóng con cháu Abraham ra khỏi Ai Cập, Ngài đã chọn Môsê.

Thời Tân Ước, Ngài đã thỉnh vấn Mẹ Maria làm Mẹ Chúa Giêsu Giáng sinh. Đặt nền tảng cho Nước Trời mới, Ngài kêu mời các môn đệ đầu tiên và thêm nữa

Nói gọn, từ thời Cựu Ước sang Tân Ước và sau đó thời Giáo Hội Chúa Kitô cũng vậy: Thiên Chúa luôn kêu gọi con người cùng cộng tác với Ngài trong công việc sinh tồn và cứu độ.

Thánh Augustinô đã viết sau ngững ngày tháng suy tư : “Khi dựng nên con, Chúa không cần hỏi ý con. Khi muốn thánh hóa con, Chúa cần sự hợp tác của con”.

Trở lại bài đọc 2. 

Lời giáo huấn trên của Thánh Phaolô viết khoảng năm 56 AD.  gởi giáo dân Côrintô, là thành phố giàu mạnh với chừng 600 ngàn dân. Trong  đó 2/3 là nô lệ, thờ nhiều thần, luân lý suy đồi (Rm 1: 26-32). Những người tin Chúa lúc đầu nơi đây chỉ là con số nhỏ mà phần lớn là cấp thấp trong xã hội. Nên những cám dỗ từ những thói quen cũ nơi chính mình và của người chung quanh vẫn còn đó.

Hầu như con người ở đâu và thời nào cũng vậy. Nên Tổ tiên nhiều dân tộc Á Đông đã lưu ý và chỉ dạy con cháu trong đạo làm người rằng “phú quí bất năng dâm”. Giàu thì tội theo giàu trong những nhà lầu. Còn khu nhà lá thường là nơi chứa chấp không ít. Riêng mặt tinh thần, những lời giáo huấn của Thánh Phaolô trên, vẫn còn là căn bản trong giáo lý đạo Chúa xưa nay về giá trị thân xác.

Cơ thể anh em là chi thể của Đức Kitô, là đền thờ của Chúa Thánh Thần, đã được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Kitô, nên không được dùng thân xác để dâm ô, mà phải dùng nó để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ những việc của Chúa.

Chúa đã tạo dựng chúng con có  thân xác để hưởng dùng mà tôn vinh Chúa. Nhưng rất nhiều lần chúng con lại dùng thân xác mình  làm chuyện tội lỗi.
Xin dâng lời cầu 
 
Chúa đã gọi Ông Samuel xưa, rồi cũng đã gọi các môn đệ đầu tiên  Gioan, Anrê và Simon …  Hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng con cộng tác vào việc đem Tin Mừng cho tha nhân. Chúng con xin nghe lời Ngài, bằng cách sống tốt đẹp với những người chung quanh.
  1. Xin cho mọi thành phần dân Chúa biết tìm dịp gặp Đức Giêsu, để thêm hiểu biết và yêu mến Chúa hơn.
  2. Xin cho mọi người chưa biết Chúa Kitô, có dịp gặp gỡ và hiểu biết Ngài là Đấng Cứu độ.
  3. Xin cho mọi người đang gặp đau khổ, thử thách, biết tìm đến với Chúa để được cất gánh nặng và cũng được bổ dưỡng.
  4. Xin cho mọi người trong giáo xứ chúng con biết dùng lời nói, việc làm của mình như dấu chỉ hữu hiệu giúp tha nhân  đến với Chúa.
    5.  Xin cho chúng con biết lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa  mời gọi  “đến mà xem” . Amen.

VÔ HẠ