SỐNG TÂM TÌNH BA NGÔI

0
43

Người ta cố gắng tìm những hình ảnh, như một tam giác đều có ba cạnh, ba góc bằng nhau, nhưng cũng chẳng diễn tả được phần nào, giúp ta hiểu được mầu nhiệm cao quý này.

Đứa con đi học giáo lý về hỏi bố, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là gì vậy ? Vội chạy xuống nhà bếp, cầm một cái nĩa có bốn xiên, bẻ đi một cái, giơ lên hỏi con “đây là cái gì”, – dạ cái nĩa”. Bố hỏi tiếp “có mấy xiên, có 03”. Thế là bố bảo “mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng giống như thế này đó”. Đứa con trợn tròn đôi mắt “ôi dễ hiểu quá”, vậy mà chị giảng ở trường, con chẳng hiểu gì hết, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, giống như cái nĩa có ba xiên. Nhiều người nỗ lực giải thích về Chúa Ba Ngôi nhưng vẫn chẳng đi đến đâu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi vượt quá tầm hiểu biết của con người.
Tuy vậy, mầu nhiệm này lại quá gần gũi, được thể hiện trong Kinh Thánh, trong phụng, cử hành các bí tích và trong đời sống của con người. Thật vậy, tại sông Giođan, khi Chúa Con dìm mình xuống dòng nước, các tầng trời mở ra, có tiếng Chúa Cha tuyên phán “này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”, để rồi Thánh Thần Chúa lấy hình chim bồ câu hiện xuống trên đầu Chúa Giêsu. Trước khi về trời, Chúa Giêsu căn dặn các môn đện của Ngài đi loan báo Tin mừng, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Cũng theo truyền thống ấy, mỗi khi cử hành phụng vụ – các bí tích, Giáo Hội không ngừng nài xin Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong đời sống hàng ngày cũng vậy, người kitô hữu luôn bắt đầu bằng việc “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”
Dù vượt quá sự hiểu biết của con người, nhưng Chúa lại mời gọi chúng ta, hãy đưa Ba Ngôi vào đời sống thường ngày. Nhìn lên gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, để sống tình hiệp thông, huynh đệ, mối dây tình yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con phát xuất tình yêu Thánh Thần, bằng biết nâng đỡ, quan tâm, nhường nhịn, hiệp nhất đồng lòng, yêu thương, tha thứ, đón nhận những khác biệt của nhau, đồng thời biết loại trừ những chia rẽ bất hòa, hận thù, nghi kỵ, đấu đá tranh giành, trở nên quà tặng yêu thương cho nhân trần. Amen.

Lm. Gioan Vũ Xuân Nghị