Mặc dù mục đích tổ chức Hội nghị Thánh Thể là để đẩy mạnh việc ý thức hơn Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm trong đời sống và sứ vụ của Giáo hội; đồng thời tại Đại hội, nhiều vấn đề khác nữa cũng được đưa ra bàn thảo.
Nói lên sự thật: Khi bạn đọc được đề tài của Đại hội sẽ bàn luận trong dịp này, chắc chắn bạn nghĩ sẽ không có nhiều điều đến thế được đem ra bạn luận tại một Đại hội Thánh Thể quốc tế. Và chẳng ai có thể trách bạn nếu bạn đã không biết rằng Cebu lại ở Phi Luật Tân.
Theo những gì chúng ta được biết, thì Đại hội Thánh Thể là một sự kiện lớn của Giáo hội và cứ 4 năm tổ chức một lần với mục đích tập trung sự quan tâm vào đời sống thiêng liêng, cộng đoàn, sứ vụ và sứ mệnh. Tất cả những điều tốt lành này là nhằm làm cho Giáo hội Công giáo thêm xinh đẹp.
Đại hội Thánh Thể lần này là Đại hội thứ 51 và được tổ chức tại Phi Luật Tân, hay có lẽ là do Phi Luật Tân là quốc gia chiếm số dân Công giáo đông nhất trên hành tinh này theo cách nói của nhiều người, và lại được tổ chức tại Cebu vì đó là nơi khởi điểm xuất phát Tin Mừng. Ý tôi nói rằng Cebu là hòn đảo mà nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ferdinand Magellan đã đặt chân tới đây, và được biết đã dựng cây Thánh giá tại đây vào năm 1521 – đánh dấu Đức tin bắt đầu được khai mở tại quần đảo với hơn 7 nghìn hòn đảo này, và làm cho Cebu trở thành “cái nôi khai hóa Ki-tô giáo” tại khu vực này của Thế giới.
Chúng tay hãy khám phá những điểm độc đáo nơi Đại hội Thánh Thể lần này:
Về tính chính yếu, Đại hội Thánh Thể đã diễn ra nhiều lần, do đó không còn xa lạ gì đối với mọi người, và Phi Luật Tân (mặc dù bị đe dọa bởi bão tố và khủng bố) là một quốc gia mờ nhạt trong tâm trí mọi người trên những phương tiện truyền thông đại chúng (chỉ trừ khi có những vụ tấn công khủng bố hay bão táp).
Về tính thu hút, Phi Luật Tân không quá xa nên các đại biểu từ 70 quốc gia có thể dễ dàng đến tham dự luận bàn về Đức tin (không đề cập đến 15 nghìn tham dự viên), bắt đầu với trung tâm điểm của đời sống Ki-tô giáo: Bí tích Thánh Thể. Chỉ riêng hôm nay tôi đã gặp một Giám mục đến từ Honduras, một nữ tu đến từ Đài Loan và một linh mục đến từ Lesotho.
Có thể nói Đại hội Thánh Thể lần này rộng lớn hơn rất nhiều so với tính chất đúng nghĩa của một Đại hội – và Thánh Thể chính là trung tâm của sự kiện, và không có nghĩa là chỉ nói đến những chủ đề thảo luận, mà còn phải kể đến thành phần các đại biểu tham dự Đại hội: Một số thần học gia uyên bác và có uy tín nhất của Giáo hội Công giáo đã quy tụ về đây để chia sẻ quan điểm của mình về mọi khía cạnh từ vai trò của phụ nữ trong Giáo hội đến việc truyền giáo cho người câm điếc. Nếu bạn cần, tôi sẽ phô trương cho bạn biết một số nhân vật nổi danh: Tôi được biết có ĐHY Zen đến từ Hồng Kông và ĐHY Onaiyekan đến từ Nigeria. Tiếp theo là ĐHY Gracias đến từ Mumbai và ĐHY Dolan đến từ New York. Và đây tôi mới chỉ kể đến một số vị “mũ đỏ” thôi đấy nhé! Và tôi cũng không muốn bạn phải vất vả nghĩ nhiều nữa. Điều quan trọng nhất là Đại hội Thánh Thể quốc tế lần này là một trải nghiệm của sự gặp gỡ, tương tác, một thách đố về văn hóa, một cơ hội quý giá và hiếm có để gặp gỡ và liên kết lại một số tư tưởng Công giáo trên toàn thế giới.
Mời bạn hãy truy cập vào trang mạng tại: www.iec2016.ph và chính bạn sẽ được trải nghiệm. Hoặc hãy bật đài Vatican để nghe tin tức mà chúng tôi đưa tin. Tôi sẽ ở đây, tại Cebu suốt cả tuần.
Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn: News.va