NGUỒN GỐC BỨC HỌA “MADONNINA”

0
43

Ferruzzi-aMadonnina, hay còn được biết đến rộng rãi với cái tên Madonna of the Streets (Đức Mẹ của đường phố) là một tác phẩm của họa sĩ người Ý Roberto Ferruzzi (1853 – 1934), lần đầu tiên xuất hiện tại một triển lãm tranh ở thành phố Venice vào nằm 1897. Bức tranh hầu như xuất hiện rất nhiều trên các ấn phẩm Công giáo tại nhiều quốc gia trên thế giới, thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc của bức ảnh và ý định ban đầu của tác giả khi sáng tác nên nó. Đó là cả một câu chuyện ly kỳ, chỉ được hé mở khi một người nữ tu người Mỹ gốc Ý cố gắng tìm kiếm lại nguồn cội của mình.

Về việc nguồn gốc của bức tranh này trước đây vẫn còn nhiều tranh cãi. Do không ai biết hiện tại bức tranh gốc ở đâu, nên nhiều người đã đưa ra những phỏng đoán khác nhau về nó. Vào năm 2000, trong một phỏng vấn của Barbara E. Stevens, một nhà báo đã về hưu sống tại Colorado đối với nữ tu Angela Marie đã hé mở sự thật về bức họa này. Bài viết được đăng trên Website của tạp chí American Catholic và các trang báo khác. Nó đã được các chuyên gia của Đại học Dayton, Hoa kỳ xác nhận để rồi từ đó, mọi người lưu truyền về nguồn gốc của nó như sau.

SỰ THẬT ĐẰNG SAU BỨC HỌA

Angela Bovofeature1_2 và Antonio Bovo rời Italia và định cư tại tại Oakland, California vào năm 1906. Mary Bovo là con thứ bảy trong số 10 người con của họ. Cuộc sống bình yên cho đến năm 1929 thì Antonio mắc bệnh cúm và ra đi ở tuổi 42.

Một góa phụ mất chồng, lại không rành tiếng Anh đã rất khó khăn trong nỗ lực gồng gánh cả gia đình lớn của mình. Bà bị suy nhược thần kinh và dành phần đời còn lại của mình trong một bệnh viện tâm thần. Bốn người con nhỏ nhất của nhà Bovo, trong đó có Mary, khi ấy mới 8 tuổi đã được đưa vào trại trẻ mồ côi và trại nuôi dưỡng. Mặc dù những đứa trẻ bị chia cách nhưng họ vẫn giữ liên lạc với nhau và vẫn quan tâm chăm sóc người mẹ của họ trước khi bà qua đời năm 1972.

Khi Mary học đến lớp 5 trong một nhà trẻ mô côi thuộc Công Giáo, cô giáo của chị là sơ Angela đã gợi ý cho chị tiến đến đời sống ơn gọi của một nữ tu. Một vài năm sau đó, Mary Bovo gia nhập vào Dòng Thánh Giuse Carondelet, một cộng đoàn của Pháp được thành lập từ năm 1650. Chị trở thành nữ tu Angela Marie trong niềm vinh dự của người mẹ và cô giáo lớp năm của chị.

Suốt cuộc đời mình, Sơ Angela Marie luôn bị thúc đẩy bởi những câu hỏi liên quan đến nguồn cội của mình. Cha của chị đột ngột ra đi kéo theo việc mẹ chị bị sụp đỗ tinh thần sau đó, khiến chị không giữ được mối dây liên lạc đối với những thân bằng quyến thuộc tại Venice, Italia. Liệu có ai trong số họ còn sống hay không? Họ có thể kể cho chị nghe những gì về tổ tiên của chị hay không?,….

Được sự khuyến khích của các chị em trong dòng, sơ Angela Marie đã đến Italia vào năm 1984. Sơ đã tìm được hai người dì ruột của mình, lúc đó đã vào tuổi bát tuần. Những người dì này đã từ bỏ hy vọng tìm kiếm người chị gái yêu quý đã di cư sang Hoa Kỳ của họ. “Họ xúc động và nói rằng tôi rất giống mẹ tôi” Sơ Angela Marie đã ghi chép như thế trong quyển nhật ký của mình.

Giulia, một người dì già yếu của sơ vẫn sống trong ngôi mà bà ta đã lớn lên cùng 14 anh chị em khác, cố tìm một thứ gì đó thật đặc biệt để đưa cho cháu gái của mình xem: Đó là một tấm chân dung của mẹ sơ Angela Marie khi bà còn là một cô gái trẻ.

Đó là một bức ảnh rất rõ nét, là một bản in của bức họa Madonnina nỗi tiếng của Roberto Ferruzzi. Sơ Angela Marie được người dì kể rằng mẹ của sơ chính là người làm mẫu trong bức họa này từ thế kỷ trước. Khi bà nói “đây chính là mẹ con” thì sơ cứ tưởng ý của bà muốn nói đến Đức Mẹ nên sơ bảo “Vâng, vâng, con biết.” (trong tiếng ý chữ madre nghĩa là mẹ, nhưng đối với nhiều người thì nó cũng ám chỉ đến Đức mẹ. Sơ Angela Marie đã hiểu lầm như thế). Thế nhưng người dì hiểu ý nên bảo rằng “Không, ý dì nói mẹ con chính là người trong bức ảnh này.”

Trước đó sơ Angela Marie đã được nhìn thấy bức họa này nhiều lần, nhưng cứ nghĩ rằng đó là một bức họa về Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa bình thường chứ sơ không thể ngờ được rằng mẹ mình chính là cô gái trẻ có nét mặt đầy phúc hậu trong bức tranh nỗi tiếng của một người họa sĩ ở Venice, được vẽ nên từ rất nhiều năm trước.

XÁC MINH SỰ THẬT

Gia đình Bovo đã rất vui mừng khi khám phá ra điều này nhưng họ cảm thấy mình có trách nhiệm xác minh lại câu chuyện. Họ đã tìm ra hai người cháu còn sống của Roberto Ferruzzi, những người còn lưu giữ các quyển nhật ký của danh họa. Những tài liệu này đã cung cấp bằng chứng không thể chối cãi rằng mẹ của sơ Angela Marie, bà Angelina Bovo (tên thật là Angelina Cian) chính là cô gái trẻ trong “Madonnina” và đứa trẻ trên tay bà ấy chính là em trai Giovanni, người chỉ mới được 1 tuổi vào thời điểm đó.

Roberto Ferruzzi đã nhìn thấy một cô gái và đứa trẻ, cô ấy khoác những mãnh vãi chống lạnh và ôm đứa trẻ xát mình để giữ ấm cho cả hai. Rõ ràng là trong bức ảnh, Angelina khi ấy 11 tuổi, quá trẻ để có thể làm mẹ của một đứa trẻ. Thế nhưng cô lại thể hiện những nét dịu dàng của một người mẹ, một nét đẹp tuyệt vời khiến cho người họa sĩ không thể cưỡng lại nên ông đã cố gắng lưu giữ lại nó trong bức tranh của mình.

Làm thế nào mà Ferruzzi có thể thuyết phục được Angelina chấp nhận làm mẫu cho bức họa của ông thì đó là một bí mật không ai hay biết. Bởi vì cô ta là một người con gái trong một gia đình gia giáo, đạo đức. Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra cho vấn đề này!

Sơ Angela đã không thể chờ đợi để thông báo về chuyến đi đầy lý thú của mình cho người mẹ của sơ. Bà ấy đã rất xúc động khi biết sơ đã tìm được những người thân của mình nhưng bà không nói gì về bức tranh và bảo rằng bà đã thề sẽ giữ bí mật về nó. Sự thật thì bà không hề phá bỏ lời thề của mình: “Mẹ tôi chưa bao giờ nhắc đến bức tranh đó cho chúng tôi kể cả trước và sau lúc bà ngã bệnh”, sơ Angela Marie nói. “Bà ấy đã giữ bí mật này trong trái tim của mình”.

Ferruzzi mang bức ảnh này trình bày trước công chúng lần đầu tiên vào năm 1897, tại một triển lãm uy tín ở Venice. Vào lúc đó, ông ta bác bỏ mọi ý kiến cho rằng đây là một bức chân dung về Đức Mẹ, bởi vì ông ta không hề nghĩ đến điều đó trong khi thực hiện nó, thế nên ông ta mới đặt tên cho bức ảnh là “Madonnina”, hay còn gọi là “Little Mother – Người mẹ nhỏ bé.”

Thế nhưng những người yêu mến nghệ thuật Công Giáo ở Italia lại cảm nhậm được trong bức tranh nét đẹp vui tươi và quyến rũ của Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng. Sự nhầm lẫn này chính là nguyên nhân chính khiến bức tranh trở nên nỗi tiếng cho đến tận hôm nay và trở thành một trong những tác phẩm mang lại doanh thu cho rất nhiều cửa hàng bán văn hóa phẩm tôn giáo.

Một vài bức tranh khác của Ferruzzi vẫn còn đang lưu giữ tại bảo tàng ưu tú của Venice như là một bảo chứng cho sự thành công của ông lúc đương thời. Tuy nhiên, đã có thời gian người ta lãng quên ràng tác phẩm Madonnina nỗi danh khắp nước Ý và trên cộng đồng Công Giáo toàn cầu này lại là sản phẩm của chính ông. Thậm chí đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều người trên thế giới không hề biết đến nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của nó.

TẠI SAO LẠI GỌI BỨC HỌA LÀ “ĐỨC MẸ CỦA ĐƯỜNG PHỐ”                          

Làn sóng nhập cư ồ ạt của người Ý đến đảo Ellis, Hoa Kỳ vào những năm đầu thế kỷ 20 đã mang theo và giới thiệu với cộng đồng Công Giáo Mỹ Châu bức ảnh trên và nó đã được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian này. Một bức tranh vẽ một người mẹ đầy nội tâm với sự yêu thương ngọt ngào. Cộng vào đó, tính chất vượt thời gian của tấm áo choàng truyền thống trên một phông nền có tông màu lạnh đã gợi lên ý tưởng mới lạ cho cái tên của nó, một cái tên mà được lưu truyền đến ngày nay “Madonna of The Street” – nghĩa là Đức mẹ của đường phố.

Họ gọi như thế cũng có cái lý của nó. Qua bức tranh họ cảm nhận được tinh thần và hương sắc mới của tác phẩm. Tâm điểm của bức tranh là vẽ mặt biểu cảm của một người thiếu nữ khẩn khoản nài xin một điều gì đó. Nó hiện lên trong lớp bọc của một màu vàng nhủ, màu ấm duy nhất của toàn bộ bức tranh. Màu xanh, màu xám và màu trắng bẩn trên chiếc áo choàng của người mẹ và người còn thể hiện một sự gì đó rất khó khăn, thiếu thốn, vất vả và nghèo đói. Có một sự tương phản giữa hình ảnh của hai mẹ con. Trong khi người con thì có cảm giác an toàn nằm ngủ ngoan trong vòng tay ôm ấp của người mẹ thì người mẹ như đang đứng trước một cánh cửa của ai đó để xin một chỗ ở và một ít thức ăn. Nhiều người nhìn thấy qua đó chính là sự thử thách trực diện đối với cá nhân của người mẹ, nó thể hiện đúng cái nhìn về Đức Mẹ Maria trong Kinh Thánh, mở rộng trái tim mình cho người con, hy sinh tất cả cho người con, đi dọc các con phố, gõ cửa những ngôi nhà để tìm kiếm một thứ gì đó tốt hơn cho người con của mình.

Ý nghĩa của bức họa đối với gia đình nhà BOVO

Trong khi vẫn vui mừng vì sự phổ biến của bức chân dung về mẹ mình, thế nhưng sơ Angela Marie lại bảo rằng những người bà con của sơ không thích cái tên mới của nó. Sơ nói: “Những người họ hàng của tôi ở Ý không thích cái tên đó, vì thời điểm đó từ đường phố khiến cho người ta liên tưởng đến những người mại dâm. Họ vẫn thích cái tên gốc ban đầu của nó hơn”, ý sơ là cái tên “Người mẹ nhỏ bé – Little Mother – Madonnina”. Nó giải thích chính xác hơn về một cô gái ôm một đứa em trai.

Sơ Angela Marie nói rằng: “Gia đình tôi cố gắng tìm kiếm bức tranh gốc của nó, bản thân tôi cũng rất muốn được nhìn thấy nó”. Bức tranh gốc đã biến mất từ Ý, có lẽ trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nó có thể đã vào tay một người nào đó không hề biết giá trị và ý nghĩa to lớn của bức tranh đối với gia đình nhà Bovo.

Sơ chia sẻ rằng theo thông tin mà gia đình có được thì lần gần đây nhất người ta thấy nó có lẽ nó nằm ở khu vực Pensylvanina, nó được tặng bởi một vị linh mục cho một nhà sưu tầm nghệ thuật người Công giáo nào đấy. Cả gia đình Bovo vẫn không từ bỏ khả năng tìm lại bức tranh gốc này. “Chúng tôi không đặt vấn đề về quyền sở hữu của bức tranh này. Chúng tôi chỉ khao khát được nhìn thấy nó bằng chính con mắt của chúng tôi, được chạm vào từng nét cọ, cảm nhận được màu sắc thật sự của bức tranh và khám phá thêm mối quan hệ gần gũi của người họa sĩ đối với mẹ và cậu của chúng tôi mà thôi.”

BỨC HỌA GỐC NẰM Ở ĐÂU

Rất nhiều nỗ lực để tìm kiếm tung tích bức họa gốc của Ferruzzi, thế nhưng mọi thứ đều vô vọng. Đã có nhiều người nghĩ mình đang giữ bức tranh thuở ban đầu của nó, nhưng than ôi, không có bằng chứng quan trọng nào để chứng minh việc đó cả. Cho đến nay, bức tranh vẫn chưa được tìm ra. Nó như cuộc đời của đức mẹ, xuất hiện một cách âm thầm, lặng lẽ. Nhưng giá trị để lại thì tồn tại muôn thở!

Trương Văn Thi
sưu tầm & lược dịch