Suy nghĩ tiêu cực triệt tiêu năng lượng của bạn
Căng thẳng và lo lắng (hiện đang là cao nhất mọi thời đại) thường dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
Hầu hết các chương trình truyền hình ngày nay, đặc biệt là các tin tức, chỉ làm tăng thêm mức độ căng thẳng của chúng ta và hướng chúng ta đến trạng thái tiêu cực.
Phần lớn mọi người có xu hướng tập trung vào những gì không mang lại hiệu quả trong cuộc sống của họ, chứ không phải những gì mà họ có được.
Một sự thật tồi tệ là đa số mọi người có xu hướng tập trung vào những gì không mang lại hiệu quả trong cuộc sống của họ, chứ không phải vào những gì mà họ có được.
Thay vì bày tỏ lòng biết ơn – một công cụ vô giá để mang lại niềm vui và sự phong phú trong cuộc sống – chúng ta bám chặt vào những gì mình đang thiếu. Hãy đối mặt với sự thật rằng chúng ta dành hầu hết thời gian để kêu ca phàn nàn. Và hầu hết các mục tiêu của những lời ca thán thường là hôn nhân, tình trạng thừa cân, ông chủ, công việc hoặc tình trạng sức khỏe – những điều mà chỉ có chính chúng ta mới có khả năng để thay đổi.
Trớ trêu thay, việc sa vào trạng thái tiêu cực tiêu tốn năng lượng hơn rất nhiều so với việc thực hiện các giải pháp.
Khi đã chấp nhận những “thực tế” tiêu cực, hoặc là tiếp tục suy nghĩ về chúng, thì chúng ta đã dại dột để cho tình trạng đó được biểu hiện nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Chúng ta nhận lấy những gì mà chúng ta tập trung vào – đó là một Quy luật!
Bạn có thường hay bày tỏ sự không hài lòng với cuộc sống và bản thân; tìm kiếm những lý do cho việc bạn nghĩ rằng bạn không thể thay đổi?
Bạn có nói hay nghĩ những điều như: “Tôi bế tắc với công việc hiện tại”, “cuộc hôn nhân của tôi không hạnh phúc”, “Tôi không thể giảm cân”, hoặc “Tôi có bệnh này bệnh kia, do đó tôi không thể [làm điều gì đó]”?
HÃY DỪNG LẠI. Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn.
Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường
Các rãnh này càng sâu thì càng khó khăn hơn trong việc thay đổi lối tư duy.
Khi bạn sa chân vào một trong những “đường rãnh” thần kinh phiền phức này, điều quan trọng là bạn phải luôn đặt suy nghĩ tích cực ở trước trán, nếu không thì hãy hôn tạm biệt viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc đích thực.
Tư duy chúng ta là một kẻ dối trá, luôn nhảy nhót lăng xăng, trong thiền định thường được nhắc đến như là “tâm viên” (tâm con vượn). Nhanh học cách đối xử với “con vượn” tâm trí của bạn, bạn sẽ hạnh phúc hơn.
Đây không phải là lúc để nghĩ rằng chế ngự tâm trí là điều không thể, hay bạn không có kỷ luật. Hãy nhớ rằng: những gì bạn tin tưởng và tập trung vào sẽ thực sự xảy ra với bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của bạn và đừng để tâm vào những khiếm khuyết.
Hoàn hảo không phải là mục đích; sự kiên trì mới là điều quan trọng. Theo thời gian, bạn sẽ có được sức mạnh lớn hơn nữa, và cơ hội thành công của bạn sẽ tăng lên.
Cách thức để có một tư duy tích cực
(Ảnh: JazminQuaynor/unsplash)
Để tâm trí bạn chìm đắm trong suy nghĩ tích cực chính là bí quyết!
Hãy dành tối thiểu là 20-30 phút mỗi ngày để nuôi dưỡng tâm trí bạn bằng những lời uyên bác về cách để có một cuộc sống trọn vẹn và tràn đầy năng lượng. Các thông điệp nhất quán về cách để bạn (cũng như bao người khác) có thể tạo nên cuộc sống mà bạn mong muốn, sẽ làm tăng sức mạnh và niềm tin rằng bạn có thể, và sẽ cung cấp các công cụ cần thiết để bạn đạt được điều đó. Nó sẽ đem đến trí tuệ để giúp bạn gặp được điều may mắn và cơ hội trong cuộc sống, thậm chí ngay từ trong những trở ngại.
Hãy nghe những lời khuyên tập trung vào sự tích cực thuần túy, từ các nhà lãnh đạo kinh tế, các diễn giả về khích lệ động lực tinh thần hoặc từ các bậc thầy về tâm hồn. Hãy đọc và nghe những cuốn sách hay các câu chuyện từ những người tạo cho bạn sự rung động.
Một số tác giả nổi bật trong lĩnh vực này như Zig Zigler, Esther và Jerry Hicks, Napoleon Hill, Stephen Covey, Maxwell Maltz, Dale Carnegie, Wallace Wattles, Louise Hay, và Carolyn Myss.
Việc đọc sách đặc biệt có ích lợi, vì vậy hãy đọc nhiều nhất có thể, thậm chí ngay cả nếu bạn chỉ đọc một hoặc hai trang mỗi ngày cũng có tác dụng tốt. Những lời khẳng định tích cực hay các bài học thiền định cũng là những công cụ tuyệt vời.
Nghe các bài thuyết giảng đóng một vai trò đặc biệt vì nó có khả năng “lấp khoảng trống” cho những người có ít thời gian, mà hầu hết tất cả chúng ta đều bận rộn. Khi con người ta bận rộn, việc chăm sóc bản thân thường ít được quan tâm. Nghe các bài thuyết giảng là một lựa chọn khó thoái thác vì bạn có thể nghe khi đang làm các công việc khác.
Chẳng hạn như, bạn có thể dễ dàng nghe vào mỗi buổi sáng hay buổi tối trong khi đang chuẩn bị hoặc kết thúc một ngày (ví dụ như khi tắm, thay đồ, nấu nướng và trong những bữa ăn). Ngoài ra hãy tận dụng tất cả các cơ hội khác – “những thời điểm chuyển tiếp” – như trên đường đi làm hoặc khi tập thể dục, điều này giúp bạn tận dụng tối đa quĩ thời gian ít ỏi của mình.
Khi quá chán nản để áp dụng các chiến lược tích cực khác, điều dễ làm nhất là nhấn nút “play”.
Khi đang bị nhấn chìm trong cảm giác tiêu cực tột cùng, có lẽ bạn cần nghe bất cứ khi nào có thể, qua một giai đoạn thời gian. Thời gian và cường độ nghe cần thiết phụ thuộc vào khát vọng thay đổi của bạn.
Sau đó, khi bạn đã tạo dựng đủ các lối mòn tư duy tích cực, bạn có thể nghe ít hơn. Cho đến lúc đó, bạn phải nhất quán và chăm chỉ thực hành. Tôi đã thực hiện điều này và nó thực sự có tác dụng!
Nghe những bài nhạc nhẹ tích cực, tạo cảm hứng cũng giúp ích, nhưng với hầu hết mọi người, nó không có tác dụng thay thế các bài thuyết giảng về phát triển tư duy và cải thiện bản thân.
Khi quá chán nản để áp dụng các chiến lược tích cực khác, điều dễ nhất để làm là nhấn “play.”Nếu bạn không thể làm điều đó thì hiểu biết của tôi có lẽ không giúp được bạn và bạn nên cân nhắc việc tìm đến một cơ sở chuyên nghiệp về tư vấn sức khỏe hành vi.
2) Bao quanh bạn bởi những người tích cực
( Ảnh: KimsonDoan/unsplash)
3) Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc xem tin tức và TV
Chọn lọc những gì bạn nghe và xem, và bạn sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhõm và tích cực hơn.
Hãy dành 20-60 phút mỗi ngày chỉ cho riêng bạn. Tham gia vào các hoạt động lành mạnh như thể dục, yoga, đi bộ, thiền định, thể thao, làm vườn, viết nhật ký, đọc sách, hoặc dành thời gian cho một lý do chính đáng.
( Ảnh: TalorJacobs/unsplash)
“Tôi quyết tâm làm công việc này trong sự vui vẻ và khuyến khích.”
“Tôi sẽ dễ dàng tìm được một công việc mới.”
“Tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu xem tại sao cuộc hôn nhân của tôi không hạnh phúc, và sẽ làm những gì có thể để cải thiện nó.”
“Dù cho họ đã chẩn đoán tôi (mắc bệnh nào đó), tôi tin rằng tôi có thể đảo ngược tình thế.” Hoặc “Mặc dù (mắc bệnh nào đó), tôi vẫn hoạt động rất tốt và cảm thấy tốt hơn mỗi ngày.”
Đôi khi cần những bước chân chập chững: Hãy chọn thứ gì đó hiện tại mà bạn tin vào. Khi lập trình lại suy nghĩ, niềm tin của bạn sẽ rộng mở.
Lời nói có vẻ dễ dàng thoảng qua, nhưng đừng xem thường sức mạnh của nó. Hãy kiên nhẫn với chính mình, và mỗi lần bạn nhận thấy mình suy nghĩ thiếu lạc quan, hãy cố gắng sửa lại cho tích cực. Điều này có thể khó khăn lúc đầu, nhưng điều quan trọng là hãy tiếp tục thực hành rèn luyện.
Hãy nhớ rằng, việc thay đổi tâm trí bạn cần nhiều nỗ lực. Tâm trí của bạn có thể trở thành đồng minh đắc lực hay kẻ thù tồi tệ của bạn – hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Suy nghĩ tiêu cực là một hình mẫu cứng đầu, nhất là nếu nó đã đi cùng bạn trong một thời gian dài. Vì vậy, đừng tự gục ngã hay từ bỏ vì những thất bại nhỏ: nhận thức được đề cao và sự thành công đều được sinh ra từ thất bại.
Hãy cần cù nhưng vẫn tử tế với bản thân. Sau nhiều năm lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực nào đó, khiến nó khắc sâu vào tâm trí, việc xuất hiện những suy nghĩ đó đã trở thành một thói quen đối với bạn. Giống như bị rơi xuống một rãnh sâu, sẽ rất khó để leo lên, nhưng khi lên bờ,bạn sẽ rất vui vì có thể nhìn thấy đường chân trời một lần nữa.
Nguồn: https://vietdaikynguyen.com