4 câu chuyện thú vị: Kẻ ngốc chưa hẳn là không tốt

0
77

4 câu chuyện thú vị: Kẻ ngốc chưa hẳn là không tốt

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn coi khinh kẻ ngốc. Nhưng làm kẻ ngốc chưa hẳn là không tốt, ở một số trường hợp còn tốt hơn kẻ khôn ngoan. Cùng xem 4 câu chuyện thú vị dưới đây.

– Hay quên

Nước Tống có một người ở Dương Lý tên là Hoa Tử, anh ta mới gần bốn mươi tuổi nhưng mắc tật hay quên.

Chuyện xảy ra buổi sớm, buổi chiều đã quên, chuyện xảy ra buổi tối thì ngày mai không nhớ gì nữa; trên đường quên mất hướng đi, ở trong nhà chẳng biết ngồi đâu. Không biết trật tự trước, sau, càng không hay quá khứ và tương lai. Cả nhà rất khổ sở vì chuyện này, tìm người xem cho anh ta cũng không có hiệu quả, tìm thầy cúng cho anh ta, cầu cúng không đem lại điều gì, mời đại phu trị bệnh cũng không có tác dụng.

Nước Lỗ có một nho sinh, giới thiệu mình có thể chữa được loại bệnh này, thế là vợ của Hoa Tử hứa rằng nếu như chữa khỏi bệnh cho chồng của cô ấy, sẽ cho anh ta nửa gia sản nhà mình.

Người nho sinh nói: “Loại bệnh này bói toán không linh nghiệm, cầu khấn cũng không có tác dụng, y dược châm cứu cũng không được, tôi chỉ có cách thay đổi cách nghĩ trong tâm anh ta xem có hiệu quả không?

Người nho sinh này để Hoa Tử cởi hết quần áo ra, anh ta liền đòi quần áo; không cho anh ta ăn, anh ta liền đòi đồ ăn; nhốt anh ta vào nơi tăm tối, anh ta liền tìm đòi đến nơi sáng.

Người nho sinh thấy cách của mình nhất định có hiệu quả, liền nói với vợ Hoa Tử rằng: “Xem ra bệnh của anh ta có thể trị được rồi, nhưng cách của tôi phải bí mật không được nói với người nào. Không được để cho ai nhìn thấy, tôi phải ở một mình cùng anh ta bảy ngày, bảy đêm, đến lúc đó có lẽ bệnh của anh ta cũng đỡ hơn nhiều”.

Vợ con của Hoa Tử nghe theo ý kiến của anh nho sinh. Không ai biết được anh nho sinh làm như thế nào, qua bảy ngày bảy đêm, căn bệnh trầm kha lâu năm của Hoa Tử bỗng biến chuyển tốt kỳ lạ. Nhưng ai có thể ngờ được, anh ta khi tỉnh trở lại liền nổi trận lôi đình, quát mắng con cái, trách cứ vợ, dùng kiếm đuổi người nho sinh ra khỏi nhà.

Mọi người hỏi vì nguyên nhân gì, Hoa Tử nói: “Trước đây tôi rất dễ quên, trí não chẳng có gì, đến trời đất có hay không tôi cũng không cần biết, chẳng làm được gì, nhưng bây giờ tôi đột nhiên nhớ tất cả những gì đã xảy ra, mưa gió, sướng khổ, vui buồn mười mấy năm qua rất rõ ràng ở trong đầu tôi. Tôi chỉ ao ước có thể quên sạch những việc đó, để trong lòng tôi được yên tĩnh thôi”.

– Cây gỗ mục:

Có hai người nọ bị rơi xuống nước, một người thị lực rất tốt, còn người kia thì bị cận thị. Cả hai cùng vùng vẫy kêu cứu trên bờ sông, không bao lâu sau đó thì bị kiệt sức. Bỗng nhiên người có thị lực tốt nhìn thấy xa xa phía trước có một chiếc thuyền nhỏ đang trôi về hướng bọn họ. Mãi sau đó người cận thị mới thấy mờ mờ. Thế là hai người liền cố hết sức bơi tới con thuyền nhỏ đó.

Bơi mãi bơi mãi, bỗng nhiên người có thị lực tốt liền dừng lại, bởi mắt anh ta nhìn thấy rõ đó không phải là một chiếc thuyền nhỏ, mà chỉ là một cây gỗ mục.

Nhưng người cận thị không biết đó là cây gỗ mục, nên anh ta cố gắng dùng hết sức lực có thể để bơi lên phía trước. Khi anh ta bơi tới gần tới nơi nhìn thấy rõ và phát hiện ra đó là cây gỗ mục, anh đã cách bờ không xa nữa. Còn người có thị lực tốt cứ như vậy bị chìm xuống nước và mất mạng, người bị cận thị thì lại có một cuộc sống mới.

– Nghễnh ngãng:

Ở một làng nọ có hai bệnh nhân bị ung thư. Một người có thị lực tốt nghe lỏm được cuộc trao đổi của bác sĩ về bệnh tình của mình và người ung thư kia và biết được họ chỉ có thể sống được ba tháng nữa.

Người kia thì tai hơi nghễnh ngãng đừng nói là nghe trộm lời bác sĩ nói, nếu bác sĩ có nói thẳng với anh ta anh ta cũng không nghe rõ. Và có một điều kỳ lạ đó là người bị nghễnh ngãng kia không những có thể sống qua ba tháng mà đến nay đã hơn 3 năm trôi qua, anh ta vẫn sống rất tốt.

– Gõ chuông

Chuyện kể rằng có một người nọ đến chùa cổ Kim Sơn ngàn năm để gõ chuông cầu phúc, hòa thượng quản chuông nói với ông ta rằng chuông chỉ cần gõ ba tiếng: Tiếng thứ nhất là cầu cho phúc hỷ lâm môn, tiếng thứ hai là cầu cho thăng quan hưởng lộc; tiếng thứ ba là cầu cho được sống lâu sống thọ.

Người này gõ xong ba tiếng chuông thấy hơi khó chịu vì lời của lão hòa thượng, nhân lúc hòa thượng không chú ý cố ý gõ thêm một tiếng. Lão hòa thượng vô cùng sợ hãi nói với anh ta: “ Thôi thế là xong rồi, ba hồi chuông đầu tiên coi như bỏ đi rồi.” Người này hỏi lão hòa thượng tại sao lại như vậy? Lão hòa thượng đáp chuông không thể gõ bốn tiếng, gõ như vậy là tứ đại giai không (tất cả đều là hư vô) rồi.

Ngẫm về kẻ ngốc:

Trong cuộc sống, đôi khi có những việc chúng ta không biết còn tốt hơn là biết quá nhiều, không nhanh nhẹn linh hoạt còn tốt hơn linh hoạt, không khôn khéo còn tốt hơn là khôn khéo.

Đây chính là sự hồ đồ một cách thích hợp, khó thực hiện mà người ta thường nhắc tới. Kỳ thực cuộc sống này vốn dĩ nhiều khi đã hồ đồ. Tất cả những sự vui vẻ và hạnh phúc đều ẩn chứa trong đó sự hồ đồ, và khi thanh tỉnh lại ta phát hiện hạnh phúc chỉ như bọt xà phòng, cũng tiêu tan thành mây khói.

Người Trung Quốc luôn coi trọng chữ “ đủ”, người ta thường nói nhiệt tình quá hóa dở chính là nghĩa này, nhiều hay ít đều không tốt. Vạn sự vạn vật đều cần biết “đủ”, vội vàng mong cầu sự việc sẽ không thành, trong tâm hoảng loạn sẽ chọn nhầm đường, dục tốc thì bất đạt, những việc vượt quá bổn phận dù có lợi cũng không nên làm, những việc là bổn phận dù không có lợi vẫn phải làm, đó là người biết “ đủ”.

Nguồn: https://viettri.net/