Sáng Chúa nhật 19-10-1997, trước sự hiện diện của gần 100 ngàn tín hữu, trong đó có 23 HY và hàng chục GM các nước, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh.
Sáng Chúa nhật 19-10-1997, trước sự hiện diện của gần 100 ngàn tín hữu, trong đó có 23 HY và hàng chục GM các nước, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh.
Thánh Nhân trở thành vị nữ Tiến Sĩ thứ 3 của Giáo Hội và là vị trẻ nhất, chỉ có 24 tuổi, trong số 33 vị Tiến Sĩ của Hội Thánh.
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC nhận xét Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng không hề cắp sách đến đại học hoặc dự các khóa thần học quy củ nào, và cũng chẳng có bằng cấp. Nhưng sở dĩ Giáo Hội tôn phong Thánh Nữ làm Tiến Sĩ Hội Thánh chính là vì Thánh Nữ đã mở ra một con đường nên thánh đặc biệt cho các tín hữu, con đường thơ ấu thiêng liêng. ĐTC nói: “Khi tuyên bố một vị nào là Tiến Sĩ Giáo Hội, Huấn Quyền của Hội Thánh muốn giới thiệu với tất cả các tín hữu, đặc biệt là những người thi hành sứ vụ rao giảng trong Giáo Hội hoặc những người thi hành công tác nghiên cứu và giảng dạy thần học, rằng đạo lý được một người tuyên xưng và rao giảng có thể là một điểm tham chiếu, không những vì đạo lý ấy phù hợp với chân lý mạc khải, nhưng còn vì đạo lý ấy mang lại ánh sáng mới cho các mầu nhiệm đức tin, một sự hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm Chúa Kitô.”
Vài Nét Tiểu Sử
Thánh Nữ Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873. Cha Mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức, đã được Bộ Phong Thánh nhìn nhận các nhân đức anh hùng, và Bộ cứu xét phép lạ để hoàn tất tiến trình điều tra phong chân phước. Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm. Trong 5 người con gái còn lại, Têrêxa là con út: 4 người vào dòng kín Camêlô và Léonine đi tu dòng Thăm Viếng.
Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi, và gia đình dọn về thành Lisieux. Têrêxa có ý định đi vào dòng kín tại đây mặc dù tuổi còn nhỏ. Nhưng gia đình cũng như Đức cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với ĐGH. Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trở lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.
Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào dòng kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới dòng kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 lúc mới được 24 tuổi đời. Chỉ 27 năm sau đó, Đức Pio XI đã tôn phong Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc hiển thánh và 2 năm sau ngài tôn thánh nữ làm bổn mạng các xứ truyền giáo, giống như thánh Phanxicô Xavie, Tông đồ miền Viễn Đông.
Các tác phẩm của Thánh Teresa
Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề “Truyện một tâm hồn” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.
+ Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. “Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ”, do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.
+ Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là “Thủ Bản B”. Trong thủ bản này Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.
+ Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlo.
Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi.
Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các “người anh thừa sai”. Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.
Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.
Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.
Thánh nữ Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm trời nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra các thứ tiếng.
Sứ Điệp Của Thánh Têrêsa Cho Thời Nay
Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành “Tiến Sĩ Hội Thánh”, tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự “nhỏ bé”, hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên “cao trọng”, nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.
Trong bài thuyết trình tại Lisieux hồi cuối tháng 9-1996, ĐHY Paul Poupard, người Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn hóa, đã nêu những nét nổi bật trong sứ điệp của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng cho nhân loại ngày nay như sau:
“Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1 Jn 4,16). Têrêxa không ngừng suy niệm về những lời trên đây của thánh Gioan và của Tin Mừng, để từ tâm hồn thánh nữ nảy sinh những trang nồng cháy tình yêu đối với Chúa Giêsu, những trang sách này như một tiếng vọng Con Tim của Chúa: ‘Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi. Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ Tôi, tôi sẽ là tình yêu’ (…).
“Vậy ai trở nên bé nhỏ như trẻ em ấy, sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời (…). Tại sao trở nên bé nhỏ? Thưa để chọn con đường thơ ấu được thánh nữ Têrêxa tái khám phá, và thánh nữ đã vẽ lại khi khám phá tình yêu của Thiên Chúa. Quan niệm của thánh nữ về Giáo Hội thật là độc đáo và táo bạo: trong con tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là Tình Yêu. Khi Têrêxa mô tả viễn tượng lớn lao trên đây cho chị ruột là Maria Thánh Tâm ngày 8 tháng 9 năm 1896, thánh nữ đã 23 tuổi và chỉ còn sống được một năm nữa. Chắc hẳn thánh nữ phải có một nhận thức sâu xa về Thiên Chúa cũng như về Giáo Hội nên mới có thể quả quyết rằng Giáo Hội có một con tim, và trái tim ấy nồng nhiệt tình yêu. Chúng ta hãy đọc lại những lời tuyệt diệu đó, vừa đơn sơ và sâu xa, được sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (n. 826) lấy lại:
‘Tôi hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân mình, gồm những chi thể khác nhau, thì chi thể cần thiết nhất, cao thượng nhất trong tất cả các chi thể mà Giáo Hội không thể thiếu được, tôi hiểu rằng Giáo Hội có một Trái Tim, và Trái Tim ấy nồng cháy Tình Yêu. Tôi hiểu rằng Chỉ có Tình Yêu mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hành động, và nếu Tình Yêu ấy tắt lịm đi, thì các Tông Đồ sẽ không còn rao giảng Phúc Âm nữa, các vị Tử Đạo sẽ từ chối không đổ máu đàu… Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi. Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian… Nói tắt một lời, Tình Yêu là vĩnh cửu! Lúc ấy tôi kêu lên: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, ơn gọi của con, nay con đã tìm được rồi, ơn gọi của con chính là Tình Yêu. Thực vậy, con đã tìm được chỗ của con trong Giáo Hội, và chỗ đó, lạy Chúa, chính Chúa đã cho con. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ con, con sẽ là tình yêu’ (…).
“Là Tiến sĩ Tình Yêu, thánh nữ Têrêxa từng biết rõ thử thách của đức tin trong một thế giới bị nghi ngờ và vô tín ngưỡng vây bủa. Về phương diện đó, thánh nữ Têrêxa có tính chất hết sức thời sự, trong một nền văn hóa quá chú trọng đến các phương tiện nhưng ít quan tâm tới mục đích, tạo nên sự bất mãn sâu xa, gây nên sự trống rỗng sâu rộng, gợi lên tiếng kêu lo âu. Nhiều người ngày nay cảm thấy mang máng tiếng gọi của Thiên Chúa Tình Yêu. Chỉ một mình Chúa mới có thể đáp ứng thực sự những mong đợi của con tim và trí tuệ loài người, trong cuộc tìm kiếm tình thương và chân lý, ánh sáng và sự tươi đẹp. Như Đức Gioan Phaolô II đã nói ở Lisieux: ‘Chúng ta cảm tạ Chúa vì thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Cảm tạ vì vẻ đẹp sâu xa, đơn sơ và trong trắng, được biểu lộ nơi thánh nữ cho Giáo Hội và thế giới. Vẻ đẹp này có sức quyến rũ. Và Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux có một ơn đặc biệt thu hút bằng vẻ đẹp của tâm hồn ngài’ (Lisieux 2-6-1980, trong cuốn Jean-Paul II, que fais-tu de ton baptême?, Le Centurion, Paris, 1980, p. 234).
“Thánh Nữ Têrêxa yêu mến Thiên Chúa với cùng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Chúa Con trong Chúa Thánh Linh. Thánh nữ nhìn tha nhân với cùng cái nhìn như thế, cái nhìn được tình yêu biến đổi hoàn toàn, nhưng nhiều khi bị những tâm hồn nô lệ tội lỗi coi rẻ: ‘Tôi cảm thấy ước muốn nồng nhiệt hoạt động cho sự hoán cải người tội lỗi’. (…)
“Tình yêu Chúa lớn lên nơi thánh nữ Têrêxa, được nuôi dưỡng bằng cái nhìn hướng về Chúa Giêsu: khi còn nhỏ dù khi đi câu với cha, dù khi ngồi trên lòng đầu gối của mẹ đỡ đầu, hoặc ẩn núp sau chiếc màn che giường, Têrêxa đều nghĩ tới Chúa Giêsu, tới trời cao… Về sau, Têrêxa hiểu rằng mình đã suy gẫm. Thánh nữ nói: ‘Chúa Nhân Lành đã bí mật dạy tôi’. Têrêxa sống và lớn lên trước nhan Chúa. Ngày thánh nữ rước lễ lần đầu, biết Đấng mà mình tiếp rước: Từ lâu Chúa Giêsu và cô bé Têrêxa hèn mọn này đã nhìn nhau và hiểu nhau… Hôm đó, không còn là cái nhìn bên ngoài nữa, nhưng là một sự kết hiệp thực sự, một sự chìm đắm sâu xa, như giọt nước bé nhỏ giữa lòng đại dương. Được Tình yêu Chúa chiếm hữu, Têrêxa được Tình Yêu Chúa luôn dẫn đưa theo chiều hướng Bonum diffusivum sui (Điều tốt lành tự lan tỏa), như người xưa vẫn nói. Tình yêu chỉ mong ước được trao hiến: Tôi cảm thấy tình bác ái đi vào trong tâm hồn tôi, nhu cầu phải quên mình để làm đẹp lòng, và từ đó tôi cảm thấy hạnh phúc. Đó không phải chỉ là hạnh phúc mà thôi, nhưng còn là niềm vui mừng sâu xa nữa. Têrêxa yêu Chúa bằng chính Tình yêu của Chúa. Nơi Ngài, thánh nữ khám phá cái nhìn của Thiên Chúa về người khác, cái nhìn của Đấng Tạo Hóa say mê tạo vật của mình. Têrêxa sống sâu xa mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm các thánh thông công, trong đó tình yêu còn lớn lao hơn tình yêu gia đình, dù là gia đình lý tưởng nhất trên mặt đất này, như gia đình được triển nở ở Buissonnets.
“Một Chúa nhật kia, khi nhìn ảnh tượng Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Têrêxa xúc động như thể máu đang chảy từ vết thương của mình. Têrêxa cảm thấy vang dội trong con tim tiếng kêu của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá: ‘Ta khát’. Têrêxa kể lại: ‘Những lời ấy khơi lên trong con một sự nồng nhiệt mãnh liệt chưa từng thấy… Con muốn cho Đấng con yêu mến được giải khát và con cảm thấy chính mình đang bị dằn vặt vì niềm khao khát các linh hồn. Bấy giờ con chưa bị thu hút vì linh hồn của các linh mục, nhưng là linh hồn của những người đại tội lỗi.’ Và Têrêxa quyết định vào dòng kín Camêlô, nơi Chúa Giêsu lôi kéo chị. Chính trong nhà dòng kín đó mà chiều kích tông đồ của chị được phát triển đặc biệt. Chị giúp việc đào tạo các tập sinh trong nhà dòng và đồng thời đảm trách việc hỗ trợ tinh thần cho hai thừa sai. Sự cởi mở đó thật phù hợp với sự quan phòng của Chúa: đó là dịp để Têrêxa khám phá và biểu lộ sứ mạng tông đồ của chị trong Giáo Hội. Ngày 18 tháng 8 năm 1890, chị Pauline của Têrêxa hỏi: ‘Vậy em có muốn lập công không?’. Têrêxa mau lẹ đáp: ‘Có chứ, nhưng không phải cho em, mà là cho những người tội lỗi đáng thương, cho các nhu cầu của Giáo Hội’. Thái độ dâng hiến cho Tình Yêu Từ Bi thật là rõ ràng: ‘Con không muốn tích trữ công đức cho mình để được lên trời, con muốn làm việc cho Chúa là Tình Yêu duy nhất… Con muốn nhận được từ Tình Yêu Chúa phần thưởng đời đời là chính Chúa’ (Sách Giáo Lý Công Giáo, n. 2011).”
Cũng vì đạo lý của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng rất hợp thời với con người ngày nay như thế, nên 50 HĐGM trên thế giới, trong đó có cả HĐGM Hoa Kỳ, đã ủng hộ đơn xin ĐTC tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, như chính ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đến trong công thức phong Tiến Sĩ:
“Đáp ứng mong ước của đông đảo anh em trong hàng Giám Mục và rất nhiều tín hữu trên thế giới, sau khi nghe ý kiến của Bộ Phong Thánh và được ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin liên quan tới đạo lý nổi bật, sau khi đã suy nghĩ chín chắn và xác tín đầy đủ và chắc chắn, với trọn quyền Tông Đồ, Tôi tuyên bố thánh nữ đồng trinh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Trong bài giảng ngày lễ phong Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, ĐTC ghi nhận rằng vị tân Tiến Sĩ là một phụ nữ, một nữ tu chiêm niệm, một người trẻ tuổi, nhưng đã trưởng thành trên con đường thiêng liêng, đáng được liệt kê vào số các bậc thầy tu đức. Trong số những điểm nổi bật trong các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa, chúng ta phải nói tới khoa học tình yêu. Thánh nữ đã viết: “Đức ái đã mang lại cho con chìa khóa ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu Giáo Hội là một thân thể, gồm nhiều chi thể, thì không thể nào thiếu được cơ phận quan trọng nhất. Giáo Hội có một trái tim và trái tim ấy được nồng cháy Tình Yêu. Chỉ có Tình yêu mới có thể huy động các chi thể của Hội Thánh. Nếu Tình yêu tắt lịm thì các tông đồ không còn rao giảng Tin Mừng nữa, các vị tử đạo sẽ không còn dám đổ máu đào nữa… Con hiểu rằng Tình Yêu bao gồm tất cả mọi ơn gọi… Lúc đó, trong niềm vui tột đỉnh con thốt lên: Lạy Chúa Giêsu Tình Yêu của con… con đã tìm được ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là Tình Yêu!” (Thủ bản B, 3v).
Đề cập đến ý nghĩa việc tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh cho thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đối với con người thời nay, ĐTC nói rằng: “Đứng trước sự trống rỗng của bao nhiêu lời nói, Thánh nữ Têrêxa trình bày một giải pháp khác, Lời duy nhất cứu độ, khi được hiểu và sống trong thinh lặng, sẽ trở thành một nguồn mạch cuộc sống được đổi mới. Đứng trước một thứ văn hóa duy lý và quá nhiều khi bị chủ thuyết duy vật thực hành tràn ngập, thánh nữ đơn sơ trình bày ‘con đường nhỏ’, nói lên cốt yếu của cuộc sống, dẫn tới bí quyết của cuộc đời: Tình yêu Chúa bao trùm và thấm nhập toàn thể cuộc phiêu lưu của con người. Trong thời đại như thời chúng ta, thường bị ảnh hưởng một thứ văn hóa phù du và duy khoái lạc, vị Tiến Sĩ mới tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc soi sáng tâm trí những người khao khát sự thật và tình thương”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng “Thánh nữ Têrêxa đã đề ra một con đường nên thánh dành cho tất cả mọi người. Đường nên thánh không phải hệ tại thi hành những công trình vĩ đại, nhưng là con đường tín thác và hoàn toàn phó thác cho ơn thánh Chúa. Con đường đơn sơ đó không thiếu những đòi hỏi, vì Phúc âm đề ra nhiều yêu sách; nhưng lòng tin tưởng phó thác nơi lòng từ bi của Chúa khiến cho những cam go trở thành êm ái dịu dàng.”
Quả thực, trong một thế giới bị trào lưu vô thần, lý thuyết và thực hành, tấn công, các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là một thành trì bảo vệ vững chắc, vì chứng tỏ một niềm tin được sống một cách chân thành, trẻ trung và nồng nhiệt. Cũng thì thế, thánh Têrêxa Hài Đồng là bậc thầy tu đức được noi gương nhiều nhất, không những trong các chủng viện và dòng tu, nhưng cả trong các nhóm, phong trào và hội đoàn giáo dân, cũng như trong các gia đình. Tác phẩm của thánh nữ thuộc vào loại được đọc nhiều nhất thời nay, và trở thành một vị hướng đạo cho hàng triệu người. Ấn bản đầu tiên của cuốn Truyện một tâm hồn, xuất bản năm 1898 đã được dịch ra, ấn hành và tái bản trong hơn 50 ngôn ngữ với hàng triệu bản.
ĐHY Dionigi Tettamanzi, TGM giáo phận Milano, đã từng nói với các nữ đan sĩ dòng kín Cát Minh ở Genova: “Nơi thánh nữ Têrêxa tôi thấy được sự dịu hiền từ ái vô biên của Thiên Chúa. Lời Chúa phán qua Sứ ngôn Isaia đã trở thành kinh nghiệm hằng ngày của Thánh Nữ: “… Những người con nhỏ của Chúa sẽ được bồng ẵm trên tay, chúng được vuốt ve trên đầu gối của Người. Như một người mẹ an ủi con mình, Ta cũng sẽ an ủi các con như vậy” (Is 66,12-13). Sứ điệp này quả thực có tính chất thời sự dường nào! Con người ngày nay đang cần tình thương, cần được quan tâm, cần có những quan hệ tình người đầy ý nghĩa, cần phải làm sao để họ gặp được những chứng nhân đích thực về sự dịu hiền từ ái của Chúa. Có lẽ cũng vì thế, con đường của thánh Têrêxa cũng là con đường trở về được chuẩn bị cho những người đã rời xa Thiên Chúa.” (Báo Avvenire, 14-10-1997).
Lm. G. Trần Đức Anh, OP
H Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trở lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.
Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào dòng kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới dòng kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 lúc mới được 24 tuổi đời. Chỉ 27 năm sau đó, Đức Pio XI đã tôn phong Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc hiển thánh và 2 năm sau ngài tôn thánh nữ làm bổn mạng các xứ truyền giáo, giống như thánh Phanxicô Xavie, Tông đồ miền Viễn Đông.
Các tác phẩm của Thánh Teresa
Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề “Truyện một tâm hồn” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.
+ Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. “Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ”, do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.
+ Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là “Thủ Bản B”. Trong thủ bản này Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.
+ Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlo.
Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi.
Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các “người anh thừa sai”. Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.
Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.
Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.
Thánh nữ Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm trời nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra các thứ tiếng.
Sứ Điệp Của Thánh Têrêsa Cho Thời Nay
1. Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành “Tiến Sĩ Hội Thánh”, tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự “nhỏ bé”, hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên “cao trọng”, nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.
Trong bài thuyết trình tại Lisieux hồi cuối tháng 9-1996, ĐHY Paul Poupard, người Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn hóa, đã nêu những nét nổi bật trong sứ điệp của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng cho nhân loại ngày nay như sau:
“Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1 Jn 4,16). Têrêxa không ngừng suy niệm về những lời trên đây của thánh Gioan và của Tin Mừng, để từ tâm hồn thánh nữ nảy sinh những trang nồng cháy tình yêu đối với Chúa Giêsu, những trang sách này như một tiếng vọng Con Tim của Chúa: ‘Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi. Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ Tôi, tôi sẽ là tình yêu’ (…).
- “Vậy ai trở nên bé nhỏ như trẻ em ấy, sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời (…). Tại sao trở nên bé nhỏ? Thưa để chọn con đường thơ ấu được thánh nữ Têrêxa tái khám phá, và thánh nữ đã vẽ lại khi khám phá tình yêu của Thiên Chúa. Quan niệm của thánh nữ về Giáo Hội thật là độc đáo và táo bạo: trong con tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là Tình Yêu. Khi Têrêxa mô tả viễn tượng lớn lao trên đây cho chị ruột là Maria Thánh Tâm ngày 8 tháng 9 năm 1896, thánh nữ đã 23 tuổi và chỉ còn sống được một năm nữa. Chắc hẳn thánh nữ phải có một nhận thức sâu xa về Thiên Chúa cũng như về Giáo Hội nên mới có thể quả quyết rằng Giáo Hội có một con tim, và trái tim ấy nồng nhiệt tình yêu. Chúng ta hãy đọc lại những lời tuyệt diệu đó, vừa đơn sơ và sâu xa, được sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (n. 826) lấy lại:
‘Tôi hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân mình, gồm những chi thể khác nhau, thì chi thể cần thiết nhất, cao thượng nhất trong tất cả các chi thể mà Giáo Hội không thể thiếu được, tôi hiểu rằng Giáo Hội có một Trái Tim, và Trái Tim ấy nồng cháy Tình Yêu. Tôi hiểu rằng Chỉ có Tình Yêu mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hành động, và nếu Tình Yêu ấy tắt lịm đi, thì các Tông Đồ sẽ không còn rao giảng Phúc Âm nữa, các vị Tử Đạo sẽ từ chối không đổ máu đàu… Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi. Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian… Nói tắt một lời, Tình Yêu là vĩnh cửu! Lúc ấy tôi kêu lên: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, ơn gọi của con, nay con đã tìm được rồi, ơn gọi của con chính là Tình Yêu. Thực vậy, con đã tìm được chỗ của con trong Giáo Hội, và chỗ đó, lạy Chúa, chính Chúa đã cho con. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ con, con sẽ là tình yêu’ (…).
- “Là Tiến sĩ Tình Yêu, thánh nữ Têrêxa từng biết rõ thử thách của đức tin trong một thế giới bị nghi ngờ và vô tín ngưỡng vây bủa. Về phương diện đó, thánh nữ Têrêxa có tính chất hết sức thời sự, trong một nền văn hóa quá chú trọng đến các phương tiện nhưng ít quan tâm tới mục đích, tạo nên sự bất mãn sâu xa, gây nên sự trống rỗng sâu rộng, gợi lên tiếng kêu lo âu. Nhiều người ngày nay cảm thấy mang máng tiếng gọi của Thiên Chúa Tình Yêu. Chỉ một mình Chúa mới có thể đáp ứng thực sự những mong đợi của con tim và trí tuệ loài người, trong cuộc tìm kiếm tình thương và chân lý, ánh sáng và sự tươi đẹp. Như Đức Gioan Phaolô II đã nói ở Lisieux: ‘Chúng ta cảm tạ Chúa vì thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Cảm tạ vì vẻ đẹp sâu xa, đơn sơ và trong trắng, được biểu lộ nơi thánh nữ cho Giáo Hội và thế giới. Vẻ đẹp này có sức quyến rũ. Và Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux có một ơn đặc biệt thu hút bằng vẻ đẹp của tâm hồn ngài’ (Lisieux 2-6-1980, trong cuốn Jean-Paul II, que fais-tu de ton baptême?, Le Centurion, Paris, 1980, p. 234).
- “Thánh Nữ Têrêxa yêu mến Thiên Chúa với cùng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Chúa Con trong Chúa Thánh Linh. Thánh nữ nhìn tha nhân với cùng cái nhìn như thế, cái nhìn được tình yêu biến đổi hoàn toàn, nhưng nhiều khi bị những tâm hồn nô lệ tội lỗi coi rẻ: ‘Tôi cảm thấy ước muốn nồng nhiệt hoạt động cho sự hoán cải người tội lỗi’. (…)
- “Tình yêu Chúa lớn lên nơi thánh nữ Têrêxa, được nuôi dưỡng bằng cái nhìn hướng về Chúa Giêsu: khi còn nhỏ dù khi đi câu với cha, dù khi ngồi trên lòng đầu gối của mẹ đỡ đầu, hoặc ẩn núp sau chiếc màn che giường, Têrêxa đều nghĩ tới Chúa Giêsu, tới trời cao… Về sau, Têrêxa hiểu rằng mình đã suy gẫm. Thánh nữ nói: ‘Chúa Nhân Lành đã bí mật dạy tôi’. Têrêxa sống và lớn lên trước nhan Chúa. Ngày thánh nữ rước lễ lần đầu, biết Đấng mà mình tiếp rước: Từ lâu Chúa Giêsu và cô bé Têrêxa hèn mọn này đã nhìn nhau và hiểu nhau… Hôm đó, không còn là cái nhìn bên ngoài nữa, nhưng là một sự kết hiệp thực sự, một sự chìm đắm sâu xa, như giọt nước bé nhỏ giữa lòng đại dương. Được Tình yêu Chúa chiếm hữu, Têrêxa được Tình Yêu Chúa luôn dẫn đưa theo chiều hướng Bonum diffusivum sui (Điều tốt lành tự lan tỏa), như người xưa vẫn nói. Tình yêu chỉ mong ước được trao hiến: Tôi cảm thấy tình bác ái đi vào trong tâm hồn tôi, nhu cầu phải quên mình để làm đẹp lòng, và từ đó tôi cảm thấy hạnh phúc. Đó không phải chỉ là hạnh phúc mà thôi, nhưng còn là niềm vui mừng sâu xa nữa. Têrêxa yêu Chúa bằng chính Tình yêu của Chúa. Nơi Ngài, thánh nữ khám phá cái nhìn của Thiên Chúa về người khác, cái nhìn của Đấng Tạo Hóa say mê tạo vật của mình. Têrêxa sống sâu xa mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm các thánh thông công, trong đó tình yêu còn lớn lao hơn tình yêu gia đình, dù là gia đình lý tưởng nhất trên mặt đất này, như gia đình được triển nở ở Buissonnets.
- “Một Chúa nhật kia, khi nhìn ảnh tượng Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Têrêxa xúc động như thể máu đang chảy từ vết thương của mình. Têrêxa cảm thấy vang dội trong con tim tiếng kêu của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá: ‘Ta khát’. Têrêxa kể lại: ‘Những lời ấy khơi lên trong con một sự nồng nhiệt mãnh liệt chưa từng thấy… Con muốn cho Đấng con yêu mến được giải khát và con cảm thấy chính mình đang bị dằn vặt vì niềm khao khát các linh hồn. Bấy giờ con chưa bị thu hút vì linh hồn của các linh mục, nhưng là linh hồn của những người đại tội lỗi.’ Và Têrêxa quyết định vào dòng kín Camêlô, nơi Chúa Giêsu lôi kéo chị. Chính trong nhà dòng kín đó mà chiều kích tông đồ của chị được phát triển đặc biệt. Chị giúp việc đào tạo các tập sinh trong nhà dòng và đồng thời đảm trách việc hỗ trợ tinh thần cho hai thừa sai. Sự cởi mở đó thật phù hợp với sự quan phòng của Chúa: đó là dịp để Têrêxa khám phá và biểu lộ sứ mạng tông đồ của chị trong Giáo Hội. Ngày 18 tháng 8 năm 1890, chị Pauline của Têrêxa hỏi: ‘Vậy em có muốn lập công không?’. Têrêxa mau lẹ đáp: ‘Có chứ, nhưng không phải cho em, mà là cho những người tội lỗi đáng thương, cho các nhu cầu của Giáo Hội’. Thái độ dâng hiến cho Tình Yêu Từ Bi thật là rõ ràng: ‘Con không muốn tích trữ công đức cho mình để được lên trời, con muốn làm việc cho Chúa là Tình Yêu duy nhất… Con muốn nhận được từ Tình Yêu Chúa phần thưởng đời đời là chính Chúa’ (Sách Giáo Lý Công Giáo, n. 2011).”
Cũng vì đạo lý của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng rất hợp thời với con người ngày nay như thế, nên 50 HĐGM trên thế giới, trong đó có cả HĐGM Hoa Kỳ, đã ủng hộ đơn xin ĐTC tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, như chính ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đến trong công thức phong Tiến Sĩ:
“Đáp ứng mong ước của đông đảo anh em trong hàng Giám Mục và rất nhiều tín hữu trên thế giới, sau khi nghe ý kiến của Bộ Phong Thánh và được ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin liên quan tới đạo lý nổi bật, sau khi đã suy nghĩ chín chắn và xác tín đầy đủ và chắc chắn, với trọn quyền Tông Đồ, Tôi tuyên bố thánh nữ đồng trinh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Trong bài giảng ngày lễ phong Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, ĐTC ghi nhận rằng vị tân Tiến Sĩ là một phụ nữ, một nữ tu chiêm niệm, một người trẻ tuổi, nhưng đã trưởng thành trên con đường thiêng liêng, đáng được liệt kê vào số các bậc thầy tu đức. Trong số những điểm nổi bật trong các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa, chúng ta phải nói tới khoa học tình yêu. Thánh nữ đã viết: “Đức ái đã mang lại cho con chìa khóa ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu Giáo Hội là một thân thể, gồm nhiều chi thể, thì không thể nào thiếu được cơ phận quan trọng nhất. Giáo Hội có một trái tim và trái tim ấy được nồng cháy Tình Yêu. Chỉ có Tình yêu mới có thể huy động các chi thể của Hội Thánh. Nếu Tình yêu tắt lịm thì các tông đồ không còn rao giảng Tin Mừng nữa, các vị tử đạo sẽ không còn dám đổ máu đào nữa… Con hiểu rằng Tình Yêu bao gồm tất cả mọi ơn gọi… Lúc đó, trong niềm vui tột đỉnh con thốt lên: Lạy Chúa Giêsu Tình Yêu của con… con đã tìm được ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là Tình Yêu!” (Thủ bản B, 3v).
Đề cập đến ý nghĩa việc tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh cho thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đối với con người thời nay, ĐTC nói rằng: “Đứng trước sự trống rỗng của bao nhiêu lời nói, Thánh nữ Têrêxa trình bày một giải pháp khác, Lời duy nhất cứu độ, khi được hiểu và sống trong thinh lặng, sẽ trở thành một nguồn mạch cuộc sống được đổi mới. Đứng trước một thứ văn hóa duy lý và quá nhiều khi bị chủ thuyết duy vật thực hành tràn ngập, thánh nữ đơn sơ trình bày ‘con đường nhỏ’, nói lên cốt yếu của cuộc sống, dẫn tới bí quyết của cuộc đời: Tình yêu Chúa bao trùm và thấm nhập toàn thể cuộc phiêu lưu của con người. Trong thời đại như thời chúng ta, thường bị ảnh hưởng một thứ văn hóa phù du và duy khoái lạc, vị Tiến Sĩ mới tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc soi sáng tâm trí những người khao khát sự thật và tình thương”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng “Thánh nữ Têrêxa đã đề ra một con đường nên thánh dành cho tất cả mọi người. Đường nên thánh không phải hệ tại thi hành những công trình vĩ đại, nhưng là con đường tín thác và hoàn toàn phó thác cho ơn thánh Chúa. Con đường đơn sơ đó không thiếu những đòi hỏi, vì Phúc âm đề ra nhiều yêu sách; nhưng lòng tin tưởng phó thác nơi lòng từ bi của Chúa khiến cho những cam go trở thành êm ái dịu dàng.”
Quả thực, trong một thế giới bị trào lưu vô thần, lý thuyết và thực hành, tấn công, các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là một thành trì bảo vệ vững chắc, vì chứng tỏ một niềm tin được sống một cách chân thành, trẻ trung và nồng nhiệt. Cũng thì thế, thánh Têrêxa Hài Đồng là bậc thầy tu đức được noi gương nhiều nhất, không những trong các chủng viện và dòng tu, nhưng cả trong các nhóm, phong trào và hội đoàn giáo dân, cũng như trong các gia đình. Tác phẩm của thánh nữ thuộc vào loại được đọc nhiều nhất thời nay, và trở thành một vị hướng đạo cho hàng triệu người. Ấn bản đầu tiên của cuốn Truyện một tâm hồn, xuất bản năm 1898 đã được dịch ra, ấn hành và tái bản trong hơn 50 ngôn ngữ với hàng triệu bản.
ĐHY Dionigi Tettamanzi, TGM giáo phận Milano, đã từng nói với các nữ đan sĩ dòng kín Cát Minh ở Genova: “Nơi thánh nữ Têrêxa tôi thấy được sự dịu hiền từ ái vô biên của Thiên Chúa. Lời Chúa phán qua Sứ ngôn Isaia đã trở thành kinh nghiệm hằng ngày của Thánh Nữ: “… Những người con nhỏ của Chúa sẽ được bồng ẵm trên tay, chúng được vuốt ve trên đầu gối của Người. Như một người mẹ an ủi con mình, Ta cũng sẽ an ủi các con như vậy” (Is 66,12-13). Sứ điệp này quả thực có tính chất thời sự dường nào! Con người ngày nay đang cần tình thương, cần được quan tâm, cần có những quan hệ tình người đầy ý nghĩa, cần phải làm sao để họ gặp được những chứng nhân đích thực về sự dịu hiền từ ái của Chúa. Có lẽ cũng vì thế, con đường của thánh Têrêxa cũng là con đường trở về được chuẩn bị cho những người đã rời xa Thiên Chúa.” (Báo Avvenire, 14-10-1997).
Lm. G. Trần Đức Anh, OP