Có một con sư tử bị ốm, nó nằm rên rỉ trong hang động. Những loài vật khác nghe thấy tiếng rên của sư tử liền đến hỏi thăm. Con hồ ly nghe thấy tiếng rên của chú sư tử cũng đi đến hỏi thăm.
Nó đi đến trước hang động và thấy chú sư tử rên càng lúc càng to. Con hồ ly cảm thấy vô cùng thương xót người bạn này. Hồ ly đang có ý định chui vào hang động thì nó lại dừng lại. Nó không bước tiếp nữa mà đi qua đi lại ngoài cửa hang suy xét.
Sư tử nằm trong hang động nhìn thấy hồ ly mãi không chui vào hang, nhịn không được liền hỏi: “Hồ ly ơi! Bạn đã đến sao mãi không vào trong hang với tôi?”
Hồ ly cất giọng trả lời: “Tôi chỉ nhìn thấy một ít dấu chân của những con vật khác đi vào mà nhìn mãi vẫn không thấy dấu chân đi ra. Cho nên, sao tôi có thể dám vào trong đó?”
Cảm ngộ:
Mọi việc đều “tiến dễ dàng, lui lại khó”, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nên huấn luyện chính bản thân mình phải có khả năng quan sát, đề cao độ nhạy cảm đối với xã hội, suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Như thế mới trở thành người chiến thắng, không bị thất bại trước hoàn cảnh.
Câu chuyện hai
Ở vùng nông thôn nọ có hai vợ chồng nhà kia nuôi một chú lừa và một chú chó. Ban ngày họ sử dụng con lừa để làm việc, kéo cày, chở hàng. Ban đêm thì họ dựa vào chú chó để trông giữ nhà cửa.
Con lừa bất đắc dĩ lớn tiếng kêu lên đánh thức chủ nhà dậy. Quả nhiên bà chủ mau chóng tỉnh dậy và cầm một cây gậy dài chạy ra. Nhưng bà chủ lại chạy về phía con lừa và quát: “Đang nửa đêm, ngươi kêu cái gì mà kêu ầm ĩ như vậy? Có để cho chúng ta ngủ không?” Vừa quát, bà chủ vừa cầm gậy đánh lừa một hồi.
Cảm ngộ:
Ngày hôm sau con lừa buồn rầu tổng kết ra một chân lý: Hãy làm tốt việc của mình, bớt lo chuyện của người khác!
Câu chuyện thứ ba
Không ngờ, vừa được thả ra, con nhện bò đến cửa hang rồi dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi, nhìn thấy một mạng nhện còn nguyên, cho nên đã đoán rằng không có ai trong hang. Vì vậy họ đành kéo nhau bỏ đi.
Cảm ngộ:
Nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang trợ giúp chính bản thân mình.
Mai Trà biên dịch