Thử nghiệm sáng kiến truyền giáo

0
91

Khánh Nhật Truyền giáo

NGÀY ĐẾN VỚI ANH EM LƯƠNG DÂN

  1. Ý HƯỚNG

– Khánh nhật Truyền giáo, ngày Giáo hội kêu gọi tín hữu toàn thế giới cầu nguyện và góp phần vào công cuộc loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa. Đây là bổn phận của tất cả mọi Kitô-hữu đã lãnh Bí tích Rửa tội và Thêm Sức, không dành riêng cho ai và không ai được miễn trừ.

– Ngoài việc cầu nguyện và đóng góp tài chánh, chúng ta thử thực hiện NHỮNG SÁNG KIẾN cụ thể và dễ thực hiện sau đây, để đến với anh em lương dân, góp phần vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.

– Đó là Chương trình I : LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO : Sau Thánh Lễ Truyền giáo, khi ra về, mỗi giáo dân sẽ nhận chuyển một thư mời của giáo xứ mang đến mời một lương dân (theo phương thức một-cặp-một : mỗi người mời một người), đến dự lễ ngày 02.11, để cùng thắp nhang tỏ lòng thảo hiếu đối với Tiên nhân đã qua đời… trong Chương trình II : THẮP NHANG HIẾU THẢO.

– Qua hai chương trình này dịp Khánh Nhật Truyền giáo, mỗi Cha xứ sẽ phát động, tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc và tạo điều kiện để giáo dân thực hành truyền giáo ngay trong môi trường giáo xứ : Ra đi đến với lương dânđón tiếp lương dân.

– Giáo dân có nhiều thuận lợi hơn các linh mục tu sĩ trong công tác truyền giáo “Đến với muôn dân”, vì : số đông, đa dạng, hiện diện ở mọi môi trường xã hội, có thể tiếp xúc với đủ mọi hạng người, âm thầm, liên lỹ…

– Tuy nhiên, vì không quen và ít được hướng dẫn, nên giáo dân thường ngần ngại đến với anh em lương dân và e ngại nói về Chúa, về đạo, như : Đến với ai ? Khi nào ? Bắt đầu từ đâu ? Nói gì ? Đạt được gì ?

– Nhờ ơn soi sáng của Chúa và với nhiệt tâm tông đồ, chúng ta có thể trả lời những thắc mắc này để chuẩn bị cho giáo dân làm quen với công tác truyền giáo :

* Đến với ai ? Đến với anh chị em lương dân đang sống, làm việc, có liên hệ với mình, như : bạn hữu, sui gia, đồng nghiệp, hàng xóm, người chịu ơn…

* Khi nào ? Ở đâu ? Bất cứ lúc nào và mọi nơi thuận tiện, như : khi chuyện trò, đồng hành, vui chơi giải trí, tại quán nước, … nhất là những thời điểm đặc biệt : thăm viếng dịp hiếu hỉ, Tết và dịp Khánh nhật Truyền giáo này…

* Bắt đầu từ đâu ? Nói gì ? Chúng ta bắt đầu thăm hỏi sức khỏe, công ăn việc làm, hoàn cảnh gia đình của “đối tác”… rồi đến chia sẻ vui buồn, khen tặng khích lệ những thành đạt, an ủi cảm thông những khó khăn…, sau cùng hứa cầu nguyện hoặc cùng với họ nguyện cầu Chúa để tạ ơn, khấn xin, kêu cầu ơn trên… cho họ.

* Làm thế nào để đánh giá ? Kết quả việc truyền giáo chưa đến lúc hoặc thật khó để tính bằng số dự tòng đến học đạo hoặc vào đạo; nhưng cụ thể có thể tính bằng số lần người công giáo tiếp xúc với lương dân, và bằng số lần anh chị em lương dân đến với nhà thờ.

  1. CÁCH THỰC HIỆN

Xin đề nghị các bước thực hiện sau đây :

 Phát động chương trình :

– Trong bài giảng Lễ Truyền giáo, Chúa nhật 18.10, Cha xứ sẽ phổ biến và giải thích Chương trình LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO, một thực hành truyền giáo cụ thể dành cho giáo dân sau khi họ đã nghe giảng và cầu nguyện cho việc truyền giáo.

– Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha xứ nhắc lại, kêu gọi và đôn đốc mỗi giáo dân cần nhận một Thư mời, in sẵn và được phát ở các lối đi… rồi tìm dịp đến thăm và chuyển lời mời đến một lương dân.

– Chương trình đến với anh em lương dân kéo dài trong 2 tuần lễ, bắt đầu từ Chúa Nhật Truyền giáo 18.10 đến Chúa Nhật 01.11.2015.

– Giáo xứ cần chuẩn bị : in thư mời (như hình dưới đây), người phát thư ở các lối đi, băng-rôn

– Có thể treo Banderole quanh nhà thờ : “Khánh nhật Truyền giáo, ngày đến với anh em lương dân”, “Hãy đi loan báo Tin Mừng khắp thế gian”, “Chúng ta cùng đem Tin Mừng đi khắp đó đây”…

‚ Lên đường truyền giáo :

– Mỗi giáo dân nhận một hoặc nhiều thư mời, và tìm cách đến thăm anh em lương dân quen biết hoặc quanh cận (bạn hữu, sui gia, đồng nghiệp, hàng xóm, người chịu ơn…), chuyển thư và cố gắng mời họ đến nhà thờ dịp 02.11.

– Giải thích cho lương dân biết việc THẮP NHANG HIẾU THẢO : Œ người Công giáo cũng thắp nhang,  cũng tỏ lòng hiếu thảo với Tiên nhân quá cố trong Thánh lễ mỗi ngày, nhất là ông bà cha mẹ… Ž đặc biệt ngày 02.11, là Lễ khai mạc Tháng cầu cho các linh hồn.

– Hứa sẽ đón tiếp thân hữu lương dân đó tại cổng Nhà thờ Thứ Hai 02.11, lúc…. giờ, để tham quan khung cảnh nhà thờ, đồng thời tham dự Thánh lễ và Nghi thức Thắp Nhang.

– Mời được một lương dân đến nhà thờ là một thành quả truyền giáo, người giáo dân thực sự tích cực góp phần vào cuộc cuộc loan báo Tin Mừng… và làm cho Ngày Lễ Truyền giáo đầy ý nghĩa.

ƒ Ngày họp mặt Lương-Giáo :

– Ngày 02.11, Cha Xứ và Giáo xứ cần tổ chức trọng thể, đó vừa là ngày Lễ Các Linh Hồn vừa là ngày truyền giáo qua việc đón tiếp anh chị em lương dân.

– Giáo xứ cũng như cá nhân đã mời khách phải chờ sẵn ở ngay cổng nhà thờ để đón tiếp các thân hữu lương dân, niềm nở chào hỏi, mời đi tham quan nhà thờ trước khi vào chỗ. Làm thế nào tạo cho anh chị em bên lương một cảm nghĩ thân ái, vui vẻ, được trân trọng khi đến nhà thờ.

Nghi thức thắp nhang :

. Có thể cử hành ngay lúc Nhập lễ, hoặc sau Phúc Âm, lúc Kết lễ.

. Lập một bàn thờ tiên nhân (xem hình ảnh Nhà thờ Cái Tắc trên web), có hoa đèn và lư hương, có thể chuẩn bị chỗ đặt nhiều ảnh tiên nhân do chính bà con lương giáo mang tới Nhà thờ –

. Bắt đầu bằng bài “Uống nước nhớ nguồn” hoặc một bài thánh ca.

. Người hướng dẫn xướng vài ý : Œ Tạ ơn tiên nhân vì công ơn sinh thành ;  Tạ lỗi với tiên nhân vì những thiếu sót bổn phận phụng dưỡng, bất hiếu, làm ô danh gia tộc…; Ž Khấn nguyện tiên nhân phù hộ con cháu được ấm no, sống đức hạnh, đoàn kết…

. Sau mỗi ý chỉ, đánh trống chiêng… Linh mục chủ tế và các đại diện vái một hoặc nhiều lạy trước bàn thờ tiên nhân…

. Kết thúc bằng một bài hát thánh ca, đứng lên, trước là chủ tế, rồi từng người (hoặc các đại diện) tiến lên cắm nhang, tiến hoa quả…

Diễn tiến Thánh lễ :

. Chỗ ngồi : dành chỗ riêng danh dự cho khách, bên cạnh là người mời : một giáo dân cạnh một lương dân (phương thức một-cặp-một)

. Rước nhập lễ : Có thể mỗi người cầm nhang, cầm di ảnh Tiên nhân… tiến lên cung thánh, cúi chào bàn thờ, rồi tiến đến trước bàn thờ Tiên nhân đặt ảnh, niệm nhang…

. Bài đọc : ngoài Bài Sách Thánh I theo phụng vụ ngày 02.11, có thể thêm Bài II về hiếu thảo với cha mẹ (Lễ Thánh Gia Thất), hoặc về công ơn tiền nhân (Lễ Thánh Gioakim & Anna 26.7)…

. Bài giảng nhằm nối kết tình lương giáo và giới thiệu các hình thức tỏ lòng hiếu thảo theo Công giáo : Giới thiệu “thắp nhang”, “hiếu thảo” thờ kính mẹ cha, sống thuận hòa anh em… như bổn phận mà người lương giáo đều phải vuông tròn. Hoặc nói về mối hiệp thông của hương hồn ông bà tổ tiên đi theo con cháu # Tín điều các Thánh thông công…

. Lời cám ơn trước kết lễ : Đây dịp rất tốt để Cha Xứ và Giáo xứ gây thiện cảm với lương dân qua Œ lời cám ơn anh chị lương dân đến viếng nhà thờ, chia sẻ tâm tình hiếu thảo, chung lời cầu nguyện cho tiên nhân –  lời mời tới nhà thờ những dịp Noel, Tết, ghé uống càphê… – Ž hứa sẽ tiếp giúp anh em khi hữu sự : hiếu hỷ, đau yếu tật bệnh, thuốc men, giáo dục, thể thao – … –  sau cùng, mời nán lại ăn “đám giỗ” ngay sau lễ.

Họp mặt lương giáo :

. Sau Thánh lễ, Giáo xứ nên tổ chức một bữa liên hoan nhẹ : cháo vịt, bánh trái, xôi chè, hoặc hội chợ ẩm thực…. Mời anh chị em lương dân và (tất cả bà con hoặc) những ai dẫn được khách.

. Cùng ngồi xen kẽ một giáo-cặp một lương, để có thể nói chuyện, trao đổi (hỏi xem cảm nghĩ thế nào khi dự lễ, thắp hương).

. Có thể tổ chức vài mục văn nghệ vắn gọn để thêm bầu khi vui tươi, theo chủ đề : thảo hiếu – nhớ công ơn tiền nhân – nối kết tình thân ái lương giáo.

. Khi ra về, Cha xứ và Giáo xứ tiễn chân khách ra tận cổng. Có thể chuẩn bị phát một ít quà tặng : bánh, kẹo, lịch truyền giáo…

  1. GHI NHẬN

– Lần đầu tiên thực hiện chương trình này, cả Cha xứ và giáo dân đều ngần ngại, không biết hiệu quả thế nào. Tuy nhiên, chúng con đã nhiều lần thực hành và xin ghi lại đây với ước mong Quý Cha và các Giáo xứ hãy thử nghiệm, để giúp giáo dân thực hành truyền giáo.

– Việc thăm viếng là “mũi dùi” của công tác truyền giáo, đem Tin Mừng đến với lương dân. Khánh Nhật Truyền giáo, vào Chúa Nhật  III của Tháng 10, năm nào cũng đến trước Lễ Các Đẳng 02.11. Nên đây là cơ hội tốt Œ để giáo dân thể hiện tinh thần của Lễ Truyền giáo,  để người Công giáo giới thiệu cách bày tỏ đạo hiếu, Ž để Giáo xứ mở rộng giao lưu với lương dân chung quanh.

– Vì thế, Cha xứ và Giáo xứ phải tổ chức một lúc hai chương trình cho hai ngày lễ, đi liền nhau. Cả hai đều là công tác “Đến với muôn dân”, tạo tình thân hữu lương giáo, dọn đường cho những lần gặp gỡ giao tiếp khác như : Tết, Thanh Minh, Trung Thu, Noel…

 LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO  ngày Khánh Nhật Truyền giáo

‚ THẮP NHANG HIẾU THẢO  ngày Lễ Các Linh hồn.

– Phương thức truyền giáo thực tế một-cặp-một và tìm đến với lương dân đây, ai làm cũng được, từ thiếu nhi đến người lớn. Nhờ đó giáo dân sẽ dần dần ý thức và quen với việc truyền giáo cụ thể, không còn e ngại đến với lương dân, sẽ mở đường cho việc “mạnh miệng ” nói về đạo, hoặc kể chuyện Chúa Giêsu cho anh em lương dân…

Lm. GB. Trương Thành Công
Ban LBTM Giáo phận Cần Thơ