Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin

0
30

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO LÝ TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

Dẫn nhập

“Vô tri bất mộ”, không hiểu biết thì không yêu mến. Đó là câu nói diễn tả tầm quan trọng của sự hiểu biết như là điều kiện cần thiết để khơi lên lòng yêu mến. Điều này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực khác nhau trong đó có Giáo lý. Việc sống đạo và giữ đạo tốt không thể thực hiện được nếu chúng ta không hiểu biết về Đạo. Người ta không thể yêu mến Chúa nếu như không biết gì về Ngài. Chúng ta cũng có thể nói ngược lại là vô mộ thì bất tri nghĩa là Không yêu mến thì cũng không tìm cách để hiểu biết. Một điều hiển nhiên trong cuộc sống là nếu người ta yêu thích ai thì sẽ cố gắng để tìm biết về người ấy càng nhiều càng tốt; người ta yêu thích điều gì thì sẽ lưu tâm và cố gắng để tìm biết về điều ấy. Như thế, ta thấy có một mối tương quan qua lại giữa hiểu biết và yêu mến. Đó là điều mà ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm ít hay nhiều. Tương quan giữa hiểu biết và yêu mến thật thích hợp để đề cập tới đề tài của cuộc hội thảo tiền Công nghị hôm nay mang tựa đề Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin.  

Chủ đề này sẽ được khai triển qua bốn điểm chính: trước hết là Tầm quan trọng của Giáo lý trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử Loan báo Tin Mừng tại Việt Nam; thứ đến là tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin của người tín hữu; tiếp theo là Bổn cũ liệu có còn thích hợp để làm thủ bản Giáo lý cho thời đại hôm nay?

Và cuối cùng là Giáo lý và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

1. Tầm quan trọng của giáo lý trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các Tông Đồ các Đấng kế vị các ngài đã ý thức được tầm quan trọng của Giáo lý trong việc củng cố và nuôi dưỡng đời sống Đức tin của người tín hữu. Nội dung Đức tin thì không thay đổi, nhưng cách thức truyền đạt, bày tỏ và sống Đức tin thì cần phải thích ứng với những biến đổi của thời đại. Điều này chúng ta thấy rõ qua lịch sử của Giáo Hội từ thời các Tông đồ cho đến nay, cũng như lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Lịch sử ấy cũng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc dạy và học giáo lý. Chúng ta cùng lược qua một vài điểm mốc quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, đặc biệt là những mối quan tâm đặc biệt của các Đức Giáo Hoàng gần đây dành cho việc dạy và học Giáo lý.

1.1. Đôi nét về việc dạy và học Giáo lý trong lịch sử Giáo Hội

Ưu tư dành cho việc dạy và học giáo lý đã là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội ngay từ thời các Tông Đồ.  “Vào thời kỳ đầu của Ki-tô giáo, Đức tin vốn được sống dưới hình thức trải nghiệm, đã được trình bày rõ ràng xung quanh cuộc gặp gỡ quan trọng với Chúa Giêsu Kitô, được công bố một cách xác thực và được chứng thực bằng đời sống. Đặc tính làm chứng trở thành dấu hiệu định tính của toàn bộ tiến trình đào tạo Giáo lý, dần dần được đưa vào mầu nhiệm đức tin của Giáo hội. Thời các Tông Đồ có kinh Tin kính tóm tắt tất cả những điều chúng ta phải tin gọi là Kinh tin kính các thánh Tông Đồ.

Sau thời các Tông Đồ cuốn giáo lý đầu tiên được gọi là Didake[1] (Đi-đa-kê) nghĩa là Giáo huấn của các Tông đồ được cho là viết vào khoảng cuối thế kỷ I và đầu thế kỷ II. Διδαχη tiếng hy-lạp có nghĩa là giảng dạy hay giáo thuyết. Tác phẩm mang tựa đề kép: Giáo lý của các Tông đồ và Giáo lý của Chúa cho Dân ngoại của mười hai Tông đồ[2].

Sau đó là thời các Giáo Phụ với các suy tư thần học, đào sâu nội dung Đức tin và chúng ta có kinh Tinh kính trong thánh lễ chúa nhật thường gọi là Kinh Tin kính của công đồng Nicée (325) và Constantinople (381), tóm kết lại tất cả những điều chúng ta phải tin.

Tiếp đó là thời Trung cổ, khi ki-tô giáo trở thành tôn giáo chính thức của hầu như cả Châu Âu thì Giáo lý được giảng dạy rộng rãi trong môi trường học đường. Giáo lý trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục.   

Công đồng Trento vào thế kỷ thứ XVI (1545-1555; 1559-1563) bàn đến những chủ đề quan trọng như quy điển Thánh Kinh, các Bí tích, Thánh Lễ và đặc biệt là Giáo lý Công giáo Rôma. Sau công đồng này, một cuốn Giáo lý chung đầu tiên cho toàn thể Hội Thánh Công Giáo đã được xuất bản năm 1566 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô thứ V.

Công Đồng Vaticanô II không xuất bản một cuốn sách Giáo lý mới nhưng sau Công Đồng, Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về việc dạy và học Giáo lý trong Giáo Hội Công Giáo trong bối cảnh có những thay đổi quan trọng với sự canh tân Giáo Hội cho phù hợp với những thay đổi của thời đại.

Vào năm 1992 cuốn Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo được xuất bản thể theo nguyện vọng của thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 1985, muốn có một cuốn sách Giáo lý chung được soạn thảo dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II. Từ đó, cuốn sách Giáo lý này trở thành quy chiếu chính thức cho tất cả các sách Giáo lý của các Giáo Hội địa phương.

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức thứ XVI đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 1997, để đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc dạy và học Giáo lý. Cuốn chỉ dẫn này được ban hành do bộ Giáo sỹ nhằm đáp ứng với những thay đổi của thời đại.

Vào tháng 6/2020, Đức thánh cha Phanxicô đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý. Có một sự thay đổi khá quan trọng giữa cuốn Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý xuất bản năm 1997 và 2020. Cuốn xuất bản sau cùng này do Bộ Tân Phúc Âm Hóa ấn hành trong khi cuốn xuất bản vào năm 1997 là do Bộ Giáo sỹ. Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người giáo dân trong việc dạy Giáo lý. Và vào tháng 5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập thừa tác vụ Giáo lý dành cho người giáo dân. Như thế chúng ta thấy Hai Đức Giáo Hoàng gần đây đều quan tâm đặc biệt đến việc dạy và học Giáo lý trong Giáo Hội.

1.2. Loan báo Tin Mừng tại Việt Nam và việc dạy Giáo lý

Khi các vị Thừa sai đến Việt Nam, ưu tư của các ngài là làm sao để giúp cho dân Việt đón nhận hạt giống đức tin cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sau một thời gian truyền giảng các ngài đã tạo ra chữ quốc ngữ để giúp cho việc học hỏi về Giáo lý của các tân tòng trở nên dễ dàng. Tiếp nối công việc của các Đấng đi trước, cha Alexandre de Rhode đã biên soạn cuốn Giáo lý đầu tiên bằng tiếng quốc ngữ với tựa đề: Phép giảng tám ngày[3] đã được in tại Rôma năm 1651. Chính tiêu đề của cuốn sách đã nói lên hiệu quả của nó. Người biết chữ quốc ngữ chỉ cần học trong tám ngày thì có thể biết được những kiến thức cần thiết về Đạo và có đủ điều kiện để được rửa tội. Các vị thừa sai không những quan tâm đến việc soạn thảo sách giáo lý mà còn trú trọng đến việc đào tạo các giáo lý viên. Đó là việc đào tạo các thầy giảng để chuyên lo việc dạy giáo lý cách hiệu quả hơn.

Khi Giáo Hội tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì các Nhà truyền giáo tìm cách để làm cho Đức tin trở nên gần gũi với đời sống của người tín hữu Việt Nam. Đó là ưu tư hội nhập văn hóa qua các cung giọng đọc kinh, nguyện ngắm v.v. Sự hội nhập văn hóa ấy cũng đã được áp dụng trong việc dạy và học Giáo lý. Đó là sự ra đời của bản Giáo lý hỏi thưa mà chúng ta gọi là bổn cũ theo những cung giọng rất dễ thuộc và dễ hiểu. Không thể phủ nhận rằng cuốn Giáo lý này đã là thủ bản của mọi gia đình trong một thời gian dài. Nó đã nuôi dưỡng củng cố và giúp nhiều thế hệ tín hữu miền Bắc chúng ta sống Đức tin mặc du thiếu vắng các chủ chăn và phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn nhất là trong những năm từ 1960-1990. Sau khi nhìn lại cách khái quát về Giáo lý trong quá khứ, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu.

2. Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin của người tín hữu

2.1. Học Giáo lý để yêu mến Chúa

Như đã nói trong phần dẫn nhập “vô tri bất mộ – không biết thì không yêu mến”. Để yêu mến Chúa thực sự thì chúng ta cần phải biết Ngài. Do đó càng học hỏi về Chúa, về Giáo Hội thì chúng ta càng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội hơn. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã trả lời một trong các kinh sư hỏi Người “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? Đức Giêsu trả lời Điều răn đứng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi[4]”. Ở đây chúng ta lưu ý đến hành vi “yêu Chúa hết trí khôn” trong câu khẳng định của Chúa Giêsu. Và mỗi người tín hữu trong Tổng Giáo Phận Hà Nội hãy tự hỏi tôi đã bao giờ yêu Chúa hết trí khôn chưa? Nghĩa là tôi đã dùng trí khôn Chúa ban cho tôi để học hỏi về Chúa, về Giáo lý để hiểu biết Chúa hơn, kính mến Chúa hơn chưa?

Có lẽ có một số người đã làm được điều đó. Còn nhiều người trong chúng ta có thể còn chưa sử dụng những khả năng của trí óc để học biết về Chúa, về Giáo Hội hay chỉ sử dụng trí khôn của mình để học hỏi qua loa về Chúa. Và như vậy chưa yêu Chúa hết trí khôn của mình. Người ta dùng trí khôn của mình để học hỏi về đủ thứ trong cuộc sống, để làm ăn, để kiếm tiền, để làm giầu, để vui chơi giải trí, để tìm biết về đủ thứ thần tượng… Nhưng nếu được kêu gọi để học Giáo lý thì viện đủ lý do để chối từ. Nhiều bạn trẻ có thời gian để lướt facebook, để xem tiktok, để giao lưu trên mạng xã hội… nhưng không có thời gian để học hỏi về Chúa, về Giáo Hội. Có nhiều cha xứ đã có sáng kiến kết hợp giữa việc học hỏi Giáo lý với việc tham dự Thánh Lễ chúa nhật, chẳng hạn như dành 15-30 phút trước Thánh lễ để dạy Giáo lý cho cộng đoàn, cho giới trẻ… nhưng nhiều người cũng không muốn tham gia, chỉ đến sát giờ Lễ mới đến. Nói tóm lại nhiều người tín hữu, đặc biệt là các bạn trẻ còn chưa ý thức được tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin nên ngại học, ngại tìm hiểu.

2.2. Giáo lý giúp cho chúng ta giữ đạo và sống đạo tốt hơn

Mục đích của Giáo lý không phải chỉ là giúp chúng ta có những kiến thức về Đạo nhưng là để giữ đạo và sống Đạo tốt hơn. Cuốn Định hướng Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến “mục đích của Giáo lý là mối tương quan của mỗi tín hữu với Chúa Kitô”. Ngày hôm nay với ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nhiều người, nhất là những bạn trẻ phải xa rời xứ đạo để đi học, đi làm trên các thành phố lớn với nhiều cám dỗ. Do đó nếu họ hiểu biết Giáo lý đủ sâu sắc thì họ không những có thể giữ đạo tốt mà còn có thể trở thành những nhà truyền giáo ở trong môi trường học tập và làm việc của họ. Không ít những bạn trẻ công giáo khi đi đến đâu thì việc trước hết là tìm kiếm nhà thờ ở gần đó để tham dự Thánh Lễ, nhất là Thánh Lễ chúa nhật và Lễ Buộc. Nhiều bạn trẻ cũng tích cực tham gia vào các sinh hoạt như ca đoàn, giới trẻ, sinh viên công giáo… tại nơi mà họ học tập hay làm việc.

Hơn nữa, với sự ảnh hưởng của xã hội mở ngày hôm nay, hôn nhân giữa khác đạo ngày càng phổ biến và nhiều người công giáo có nguy cơ sao lãng hoặc mất Đức tin do gặp phải môi trường không thuận lợi. Vì thế nếu các bạn trẻ công giáo có được một nền tảng Giáo lý vững chắc thì không những không mất Đạo mà còn có thể cảm hóa người chồng hay người vợ không cùng tôn giáo với mình, có thể đưa họ trở về với Chúa. Và khi có con cái thì họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chúng và có khả năng để giáo dục đức tin cho chúng qua sự hiểu biết và gương sáng của mình. Trong trường hợp gặp những hoàn cảnh khó khăn hay ngăn cản từ phía nhà chồng hay nhà vợ không cùng tôn giáo với mình, thì người đó vẫn giữ được Đức tin của mình.

2.3. Giáo lý giúp cho chúng ta phản bác những sai lầm và chống lại cám dỗ của các giáo phái

Ngày nay hơn bao giờ hết, người công giáo tại Việt Nam nói chung và Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với những giáo phái khác nhau với những giáo thuyết đi ngược lại với Giáo lý tinh tuyền của Giáo Hội. Họ không ngừng lôi kéo những người công giáo gia nhập vào. Nếu không có một nền tảng Giáo lý vững chắc thì làm sao chúng ta có thể chống lại những cám dỗ và phản bác những sai lầm của họ.

Chẳng hạn như việc đồng hoá đạo công giáo với chế độ thực dân, hay ki-tô giáo chống lại khoa học… Chúng ta biết rằng thực dân Pháp đã chính thức xâm lược Việt Nam vào năm 1858, trong khi hat giống Tin Mừng đầu tiên đã được gieo trên quê hương này từ năm 1533 và phát triển mạnh vào thế ký thứ XVII. Còn người thiếu hiểu biết thì thường dựa vào vụ án Gallilée để nói rằng Ki-tô giáo chống lại khoa học. Nhưng những nhà trí thức chân chính thì không bao giờ khẳng định như vậy. Bởi vì hai lý do, trước hết là sự phát triển của khoa học trong thời Trung cổ và cận đại không thể tách rời khỏi Ki-tô giáo, thứ đến là đa số những nhà khoa học lớn cho đến tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều là ki-tô hữu. Chúng ta có thể kể đến Capernic, Newton, Eistein, Pasteur, Ampert…

Ngày nay với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông, không ít những giáo phái, phe nhóm tìm cách cám dỗ và lôi kéo những người công giáo về phía họ. Và đã có không ít người tin theo những giáo thuyết sai lạc hoặc chủ trương sai lầm của họ để rời bỏ Đức tin, rời bỏ Giáo Hội. Ineternet và các mạng xã hội cũng là một trong những phương tiện để không ít các giáo phái phổ biến giáo thuyết và chủ trương sai lầm của họ. Đã có không ít người tín hữu, đặc biệt các bạn trẻ bị thu hút và cám dỗ bởi những video được dàn dựng một cách cố ý của những giáo phái chống Giáo Hội bằng cách chỉ trích những lối hành xử thiếu chuẩn mực của một số mục tử trong Giáo Hội và cho thấy sự ưu việt của họ so với chúng ta.

Vì thế nếu những người công giáo chúng ta có được sự hiểu biết đầy đủ về Giáo lý thì sẽ có khả năng phân định để không bị họ lôi kéo dẫn đến suy giảm lòng yêu mến Giáo Hội, thậm chí có nguy cơ mất đức tin và đi theo các chủ trương sai lầm của các lạc giáo ấy.  

2.4. Hiểu biết Giáo lý để truyền giáo

Ngày hôm nay, truyền giáo đòi người rao giảng phải có những kiến thứ đủ sâu sắc về Đạo thì mới có thể rao truyền cho người khác được. Nếu như có một người ngoại đạo yêu cầu một người công giáo nói cho họ biết về Thiên Chúa, về Đạo công giáo thì người công giáo này có thể nói gì về Chúa về Đạo? Người ấy có thể nói trong vòng bao nhiêu phút? Để có thể trình bày về Chúa, về Giáo Hội, về các tín điều thì người tín hữu phải được trang bị những hành trang đầy đủ về Giáo lý. Có không ít bạn trẻ cảm thấy lúng túng hay không đủ tự tin khi phải đối thoại với các tín hữu tin lành do không có kiến thức đủ sâu sắc về Giáo lý.

Tất nhiên sự hiểu biết giáo lý phải đi đôi với một đời sống chứng tá thì mới có sức làm thay đổi những người chúng ta gặp gỡ. Hiểu biết về đạo phải đi đôi với việc thực hành và sống đạo cách thực sự thì mới có thể trở thành men thành muối cho đời.

2.5. Trách nhiệm dạy và học giáo lý là của mọi thành phần dân Chúa đặc biệt là các bậc cha mẹ

Nếu Giáo lý có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc sống và làm chứng của người ki-tô hữu trong mọi thời đại thì việc dạy và học Giáo lý phải là mối ưu tư của mọi thành phần dân Chúa. Nhưng tiếc thay hình như đa số các tín hữu trong Tổng Giáo Phận chúng ta còn chưa ý thức được điều đó, vì thế, nhiều người coi việc dạy Giáo lý chỉ là trách nhiệm của cha xứ, của các giáo lý viên và của các ông bà trùm quản mà thôi. Trong Định hướng Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến vai trò của mọi thành phần dân Chúa trong việc dạy và học Giáo lý, đặc biệt là của các bậc cha mẹ.

Trên thực tế, có biết bao nhiêu bậc cha mẹ lo cho con học đủ thứ: học văn hoá, học toán, học văn, học nhạc, học đàn, học tiếng anh, v.v, nhưng không cho con theo học các lớp Giáo lý vì không có thời gian. Đúng ra các bậc cha mẹ không những phải thu xếp cho con cái mình theo học các lớp Giáo lý trong giáo xứ mà còn phải có trách nhiệm thông truyền và là những giáo lý viên đầu tiên cho các con của họ như trong cuốn Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến sứ mạng giáo dục Đức tin của các bậc cha mẹ công giáo như sau:

“Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ Kitô giáo vừa bắt nguồn từ việc tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, vừa có cội nguồn theo một cách mới và cụ thể nơi bí tích hôn nhân, qua bí tích này họ được thánh hiến cho sự giáo dục Kitô giáo cách riêng cho con cái họ. Những bậc cha mẹ có đức tin, qua gương sáng trong cuộc sống hàng ngày của họ chẳng hạn, có khả năng thông truyền vẻ đẹp của đức tin Ki-tô giáo cho chính con cái của họ cách say mê[5]”.

Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020  cũng nhấn mạnh đến thách thức làm sao để cho các bậc cha mẹ trở thành những người tích cực dạy Giáo lý cho con cái mình. Trong mục vụ gia đình, Giáo Hội phải làm sao để họ đừng quá ỷ lại vào các giáo lý viên hay các chuyên gia giáo dục tôn giáo. Giáo lý phải được bắt đầu từ chính gia đình và các bậc cha mẹ phải là những giáo lý viên đầu tiên của con cái họ[6]. Đáng buồn thay nhiều bậc cha mẹ công giáo chưa ý thức được trách nhiệm của mình nên không quan tâm đến việc dạy giáo lý cho con cái mình. Không những thế, việc trang bị các sách về đạo trong các gia đình lại càng đáng thương hơn nữa. Trong giá sách của mỗi gia đình công giáo trong Tổng Giáo Phận chúng ta có thể có đủ các loại sách: khoa học, văn học, tiểu thuyết, nghệ thuật, giải trí… nhưng thử hỏi mấy gia đình có một cuốn Kinh Thánh trọn bộ, có một cuốn Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992? Quý ông bà anh chị em thử kiểm tra xem trên giá sách của gia đình mình có mấy cuốn sách để giúp các thành viên trong gia đình đào sâu về đức tin đã lãnh nhận? Và nếu có thì quý vị hãy kiểm tra xem đã bụi đã phủ trên những cuốn sách ấy dày mấy lớp rồi?

Qua những gì đã trình bày ở trên thì chúng ta khó có thể phủ nhận tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải sử dụng thủ bản Giáo lý nào? Bổn cũ hay là Toát yếu Giáo lý năm 1992? Đó là điều chúng ta cùng nhau bàn đến trong phần thứ ba này.

3. Bổn cũ liệu có còn thích hợp như là thủ bản Giáo lý cho thời đại hôm nay?

Trước khi bàn về vấn đề  này, chúng ta cần nhìn lại một số nguyên tắc về kỷ luật của Giáo Hội trong các lãnh vực Giáo luật, thần học, phụng vụ, kỷ luật… Theo nguyên tắc những gì ban hành sau cùng sẽ vượt trên những gì đã ban hành trước đó trừ khi có những chỉ dẫn cụ thể khác. Ví dụ như Giáo luật năm 1983 thì vượt trên Giáo luật năm 1917; Sách Giáo lý năm 1992 là sách Giáo lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo có giá trị vượt trên tất cả các sách giáo lý được soạn thảo trước đó và là quy chiếu chính thức cho tất cả các sách giáo lý của các Giáo Hội địa phương… Vậy nếu như một cuốn thủ bản Giáo lý như bổn cũ chẳng hạn được đánh giá là rất hay và hữu ích, nhưng vì đã được soạn thảo vào trước Công đồng Vaticanô II và trước cuốn Giáo lý phổ quát của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 liệu có phù hợp nữa hay không?

Trong cuộc thăm dò vào khoảng tháng 11 và tháng 12 năm ngoái nơi các thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội về việc có nên soạn thảo một thủ bản Giáo lý mới hay lấy lại bổn cũ và thay đổi một số từ ngữ cho thích hợp. Bản thăm dò cho thấy đa số các tu sỹ và linh mục trong Tổng Giáo Phận chúng ta đều tán thành việc soạn lại bổn cũ với những từ ngữ thích hợp (hơn 80% ý kiến thuận[7]) để làm thủ bản giáo lý cho dân Chúa. Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng quyển bổn cũ đã chiếm một địa vị rất quan trọng trong việc giúp cho các tín hữu của miền bắc nói chung và Tổng giáo phận Hà Nội nói riêng sống Đức tin qua nhiều thế hệ, nhất là trong những giai đoạn khó khăn và cấm cách. Cách thức truyền đạt của giáo lý kinh bổn này cũng rất hiệu quả và dễ tiếp cận với mọi thành phần dân Chúa. Tại sao Bổn cũ đã đạt được những thành quả như thế ? Đó là bởi vì các Đấng tiền nhân của chúng ta đã thành công làm cho Giáo lý trở nên gần gũi với văn hóa của dân tộc. Đó cũng là điều mà số 319 của cuốn Định hướng Giáo lý năm 2020 lưu ý đến chiều kích nội tại của văn hóa và xã hội trong việc truyền đạt Giáo lý trong xã hội hôm nay[8].

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bổn cũ dù ngắn gọn, dễ học, dễ hiểu và được yêu mến thì cũng tồn tại những điều cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Bởi vì có những khái niệm về triết học và thần học đã không còn phù hợp và cần phải thay đổi hoặc đào sâu hơn. Chẳng hạn bổn cũ đã sử dụng những khái niệm sai về tín lý khi nói về một Thiên Chúa có Ba Ngôi chẳng hạn : “Ba Ngôi cũng một tính một phép cho nên Ba Ngôi cũng một Chúa mà thôi[9]”. Tính ở đây có ý nói là cùng bản tính và đó là một điều sai tín lý vì khái niệm bản tính không diễn tả hết được làm sao Ba Ngôi Vị khác biệt mà lại la một Thiên Chúa duy nhất. Như Kinh Tin Kính trong Thánh lễ đã sửa lại là đồng bản thể. Hơn nữa Chúa Giêsu có hai bản tính là bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người nên người ta có thể hiểu lầm là Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần cũng có bản tính loài người. Đó là điều không thể chấp nhận được. Ba Ngôi có cùng một bản thể Thiên Chúa, cho nên tuy Ba Ngôi vị khác biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Về Bí tích Thánh Thể cũng có những khái niệm sai về tín lý như thế. Chẳng hạn H. Phép Mình Thánh Chúa là đí gì? T. Là phép rất mầu nhiệm, có thật Mình Thánh Máu Thánh và linh hồn Đức Chúa Giêsu cùng tính Đức Chúa Trời Ngự trong hình bánh hình rượu[10]. Chúa Giêsu không ngự trong hình bánh hình rượu như ngự trong một cái bình. Bởi vì sau lời truyền phép thì bánh đã trở thành Mình Thánh và rượu trở thành Máu Thánh Chúa Giêsu rồi. Bản thể của bánh không còn nữa mà đã biến Mình Thánh Chúa: Transubstantia biến bản thể.

Ngôn ngữ thì thay đổi và đòi phải có những thích ứng mới cho phù hợp. Vì thế sau một số năm các Giáo Hội địa phương thường dịch lại các sách bài đọc trong Thánh Lễ cũng như sách Lễ Roma như chúng ta thấy các nước nói tiếng Anh và tiếng Pháp mới làm trong những năm gần đây. Hơn nữa Bổn cũ mới chỉ là thủ bản Giáo lý rất sơ lược và giới hạn về những điều phải tin, chưa diễn tả hết được các chiều kích của nội dung Đức tin của chúng ta theo Giáo lý Hội Thánh Công Giáo năm 1992. Vì thế cần phải có một thủ bản Giáo lý thích hợp và đầy đủ hơn cho các tín hữu trong toàn Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Vả lại sự phát triển của các phương tiện truyền thông và nền văn hóa kỹ thuật số cũng đòi chúng ta phải có những cách thức dạy và học giáo lý khác với truyền thống, nghĩa là chỉ giới hạn trong bản hỏi thưa và học thuộc lòng.

4. Giáo lý và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông và nền văn hóa kỹ thuật số cũng đòi chúng ta phải có những cách thức dạy và học giáo lý khác với truyền thống chỉ giới hạn trong bản bỏi thưa và học thuộc lòng. Sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số cũng làm cho chúng ta phải suy tư và tìm cách mở ra những con đường mới cho viện dạy và học Giáo lý. Chúng đặt ra những thách thức cho Giáo Hội của thời đại chúng ta khi chúng đang thay thế những tương giao truyền thống giữa người với người:

“Càng ngày những phương tiện kỹ thuật số càng được công nhận như là những phương tiện truyền thông xã hội, trên thực tế chúng là các tác nhân chính của xã hội hóa, gần như thành công thay thế cho những phương tiện truyền thống được biết đến, như gia đình, Giáo hội và trường học. Liên chủ thể tính dường như ngày càng được phát triển ở cấp độ các mạng xã hội và ngày càng ít phát triển hơn trong các không gian của các xã hội truyền thống. Về mặt hoạt động, cần phải đánh giá và hiểu những hạn chế ẩn tàng của việc học tập mà thời đại kỹ thuật số cung cấp hàng ngày. Nhiều hình thức tương tác cá nhân đã trở nên ảo, thay thế hoàn toàn nhu cầu, đặc biệt là giữa các thế hệ trẻ, đối với các hình thức tương quan truyền thống, ngăn cản họ “tiếp xúc trực tiếp với sự trầm cảm, sự lo lắng, niềm vui của tha nhân và với sự phức tạp của kinh nghiệm cá nhân của mình[11]”.

Những thách thức ấy đòi Giáo Hội phải tìm ra phương thức để làm sao loan báo Tin Mừng trong thời đai kỹ thuật số này. Nghĩa là chúng ta được mời gọi để suy tư về việc làm sao để loan báo Tin Mừng cho các bạn trẻ ngày nay bằng ngôn ngữ kỹ thuật số? Làm sao để giúp các bạn trẻ có khả năng làm chủ khi sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số? “Thách thức mục vụ là đồng hành với người trẻ trong việc tìm kiếm quyền tự chủ, vốn đề cập đến việc khám phá tự do nội tâm và lời mời gọi của Thiên Chúa, đồng thời phân biệt lời mời gọi này với nhóm xã hội mà bạn trẻ đó thuộc về.[12]” Thách thức khác là cần phân sự khác biệt của ngôn ngữ tôn giáo so với ngôn ngữ của internet. “Ví dụ cần phân biệt lời kêu gọi trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, lời kêu gọi này cần được giải thích rõ ràng để tránh nhầm lẫn với các động lực của mạng xã hộiThật vậy, động lực của người môn đệ Chúa Giêsu không giống như động lực được thiết lập giữa một người có ảnh hưởng và những người theo dõi ảo của ông ta[13].” Để giúp các bạn trẻ phân định, Giáo Hội cần có những người đồng hành được đào tạo về lãnh vực này.

Thời đại kỹ thuật số cũng đặt ra vấn đề  về việc sử dụng công nghệ trong việc truyền bá cũng như hỗ trợ cho việc dạy và học Giáo lý. Phải thú nhận rằng trong việc dạy và học giáo lý, chúng ta chưa đầu tư đủ cho việc sử dụng các hình ảnh, các phương tiện kỹ thuật số để minh họa cho việc dạy giáo lý. Thử hỏi trong các Giáo xứ của Tổng Giáo Phận Hà Nội có bao nhiêu giáo xứ có máy chiếu để sử dụng trong việc dạy Giáo lý? Có bao nhiêu giáo xứ sử dụng những phương tiện kỹ thuật số để hỗ trợ cho việc giảng dạy Giáo lý? Đó là điều chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại.

Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, bao nhiêu thách thức và cơ hội mở ra cho việc học hỏi Giáo lý. Chúng ta không cần đến lớp mới có thể theo học được những khóa Giáo lý và Kinh Thánh. Nhiều người trong Giáo Hội muốn giúp các tín hữu đào sâu sự hiểu biết về Chúa và về Giáo Hội nên đã dạy hoặc phổ biến các khóa học, các buổi thuyết trình về các đề tài khác nhau trên youtube, tren các mạng xã hội… Chúng ta có thể trích dẫn một số những địa chỉ dạy và giúp cho những ai muốn học hỏi về Kinh Thánh và Giáo lý qua các phương tiện truyền thông như sau: 100 bài (tuần) Giáo lý Kinh Thánh của Đức Cha Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho:

MP3: http://tgpla.org/2021/02/100-tuan-hoc-kinh-thanh-mp3/

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=uE61qfGR0P0

Giáo lý cho giới trẻ của các cha và các thầy Dòng Tên:

Chương trình Maranatha truyền thông Dòng Tên với 300 câu hỏi thường thấy về Đạo Công Giáo:

Với sự giới hạn về thời gian con chỉ có thể trình vài khía cạnh về tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu. Con xin cám ơn Đức Tổng và các tham dự viên hiện diện trong ngôi thánh đường giáo xứ Xuân Bảng này cũng như những ai đang theo dõi trực tiếp từ xa.

 Lm. Giuse Vũ Đức An

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org (26.3.2022)


[1] Học thuyết của các Tông đồ, hay Didachè, chỉ được biết đến trong văn bản gốc của nó từ năm 1873 (thông qua việc phát hiện ở Constantinople một bản thảo thế kỷ 11, hiện nằm trong thư viện của Tòa Thượng phụ Hy Lạp ở Jerusalem).  

[2] Bản văn rất ngắn này có hai phần: giáo huấn luân lý theo chủ đề về “hai con đường” (I-VI); các quy định về phép Rửa tội (VII), việc ăn chay và cầu nguyện (VIII), về Bữa ăn huynh đệ (agape) và Thánh Thể (IX-XII), về các vị tiên tri, các giám mục và các phó tế (XIII-XV). Chương cuối cùng khuyến khích các tín hữu trông đợi Chúa. Giống như các bộ sưu tập tương tự khác, Didache tuyên bố truyền thống và thẩm quyền của mười hai vị Tông đồ. X. https://www.universalis.fr/encyclopedie/didache-didakhe/, tra cứu ngày 11/2/2022.

[3] Tên đầy đủ tiếng Latinh là Cathechismvs pro ijs, qui volunt suscipere baptismvm in dies diuisus – Phép rửa tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời.

[4] Mc 13, 28-30.

[5] Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020, số 124.

[6] X. Ibid., số 124.

[7] X. Bản thăm dò…

[8] X. Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, 2020, số 319.

[9] Bổn cũ, tr. 30.

[10] Ibid., tr. 57-58.

[11] Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, 2020, số 369.

[12] Ibid., số 370.

[13] Ibid., số 370.

#tamquantrongcuagiaoly #doisongductin

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO LÝ TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

Dẫn nhập

“Vô tri bất mộ”, không hiểu biết thì không yêu mến. Đó là câu nói diễn tả tầm quan trọng của sự hiểu biết như là điều kiện cần thiết để khơi lên lòng yêu mến. Điều này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực khác nhau trong đó có Giáo lý. Việc sống đạo và giữ đạo tốt không thể thực hiện được nếu chúng ta không hiểu biết về Đạo. Người ta không thể yêu mến Chúa nếu như không biết gì về Ngài. Chúng ta cũng có thể nói ngược lại là vô mộ thì bất tri nghĩa là Không yêu mến thì cũng không tìm cách để hiểu biết. Một điều hiển nhiên trong cuộc sống là nếu người ta yêu thích ai thì sẽ cố gắng để tìm biết về người ấy càng nhiều càng tốt; người ta yêu thích điều gì thì sẽ lưu tâm và cố gắng để tìm biết về điều ấy. Như thế, ta thấy có một mối tương quan qua lại giữa hiểu biết và yêu mến. Đó là điều mà ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm ít hay nhiều. Tương quan giữa hiểu biết và yêu mến thật thích hợp để đề cập tới đề tài của cuộc hội thảo tiền Công nghị hôm nay mang tựa đề Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin.  

Chủ đề này sẽ được khai triển qua bốn điểm chính: trước hết là Tầm quan trọng của Giáo lý trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử Loan báo Tin Mừng tại Việt Nam; thứ đến là tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin của người tín hữu; tiếp theo là Bổn cũ liệu có còn thích hợp để làm thủ bản Giáo lý cho thời đại hôm nay?

Và cuối cùng là Giáo lý và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

1. Tầm quan trọng của giáo lý trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các Tông Đồ các Đấng kế vị các ngài đã ý thức được tầm quan trọng của Giáo lý trong việc củng cố và nuôi dưỡng đời sống Đức tin của người tín hữu. Nội dung Đức tin thì không thay đổi, nhưng cách thức truyền đạt, bày tỏ và sống Đức tin thì cần phải thích ứng với những biến đổi của thời đại. Điều này chúng ta thấy rõ qua lịch sử của Giáo Hội từ thời các Tông đồ cho đến nay, cũng như lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Lịch sử ấy cũng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc dạy và học giáo lý. Chúng ta cùng lược qua một vài điểm mốc quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, đặc biệt là những mối quan tâm đặc biệt của các Đức Giáo Hoàng gần đây dành cho việc dạy và học Giáo lý.

1.1. Đôi nét về việc dạy và học Giáo lý trong lịch sử Giáo Hội

Ưu tư dành cho việc dạy và học giáo lý đã là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội ngay từ thời các Tông Đồ.  “Vào thời kỳ đầu của Ki-tô giáo, Đức tin vốn được sống dưới hình thức trải nghiệm, đã được trình bày rõ ràng xung quanh cuộc gặp gỡ quan trọng với Chúa Giêsu Kitô, được công bố một cách xác thực và được chứng thực bằng đời sống. Đặc tính làm chứng trở thành dấu hiệu định tính của toàn bộ tiến trình đào tạo Giáo lý, dần dần được đưa vào mầu nhiệm đức tin của Giáo hội. Thời các Tông Đồ có kinh Tin kính tóm tắt tất cả những điều chúng ta phải tin gọi là Kinh tin kính các thánh Tông Đồ.

Sau thời các Tông Đồ cuốn giáo lý đầu tiên được gọi là Didake[1] (Đi-đa-kê) nghĩa là Giáo huấn của các Tông đồ được cho là viết vào khoảng cuối thế kỷ I và đầu thế kỷ II. Διδαχη tiếng hy-lạp có nghĩa là giảng dạy hay giáo thuyết. Tác phẩm mang tựa đề kép: Giáo lý của các Tông đồ và Giáo lý của Chúa cho Dân ngoại của mười hai Tông đồ[2].

Sau đó là thời các Giáo Phụ với các suy tư thần học, đào sâu nội dung Đức tin và chúng ta có kinh Tinh kính trong thánh lễ chúa nhật thường gọi là Kinh Tin kính của công đồng Nicée (325) và Constantinople (381), tóm kết lại tất cả những điều chúng ta phải tin.

Tiếp đó là thời Trung cổ, khi ki-tô giáo trở thành tôn giáo chính thức của hầu như cả Châu Âu thì Giáo lý được giảng dạy rộng rãi trong môi trường học đường. Giáo lý trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục.   

Công đồng Trento vào thế kỷ thứ XVI (1545-1555; 1559-1563) bàn đến những chủ đề quan trọng như quy điển Thánh Kinh, các Bí tích, Thánh Lễ và đặc biệt là Giáo lý Công giáo Rôma. Sau công đồng này, một cuốn Giáo lý chung đầu tiên cho toàn thể Hội Thánh Công Giáo đã được xuất bản năm 1566 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô thứ V.

Công Đồng Vaticanô II không xuất bản một cuốn sách Giáo lý mới nhưng sau Công Đồng, Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về việc dạy và học Giáo lý trong Giáo Hội Công Giáo trong bối cảnh có những thay đổi quan trọng với sự canh tân Giáo Hội cho phù hợp với những thay đổi của thời đại.

Vào năm 1992 cuốn Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo được xuất bản thể theo nguyện vọng của thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 1985, muốn có một cuốn sách Giáo lý chung được soạn thảo dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II. Từ đó, cuốn sách Giáo lý này trở thành quy chiếu chính thức cho tất cả các sách Giáo lý của các Giáo Hội địa phương.

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức thứ XVI đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 1997, để đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc dạy và học Giáo lý. Cuốn chỉ dẫn này được ban hành do bộ Giáo sỹ nhằm đáp ứng với những thay đổi của thời đại.

Vào tháng 6/2020, Đức thánh cha Phanxicô đã cho xuất bản cuốn Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý. Có một sự thay đổi khá quan trọng giữa cuốn Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý xuất bản năm 1997 và 2020. Cuốn xuất bản sau cùng này do Bộ Tân Phúc Âm Hóa ấn hành trong khi cuốn xuất bản vào năm 1997 là do Bộ Giáo sỹ. Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người giáo dân trong việc dạy Giáo lý. Và vào tháng 5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập thừa tác vụ Giáo lý dành cho người giáo dân. Như thế chúng ta thấy Hai Đức Giáo Hoàng gần đây đều quan tâm đặc biệt đến việc dạy và học Giáo lý trong Giáo Hội.

1.2. Loan báo Tin Mừng tại Việt Nam và việc dạy Giáo lý

Khi các vị Thừa sai đến Việt Nam, ưu tư của các ngài là làm sao để giúp cho dân Việt đón nhận hạt giống đức tin cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sau một thời gian truyền giảng các ngài đã tạo ra chữ quốc ngữ để giúp cho việc học hỏi về Giáo lý của các tân tòng trở nên dễ dàng. Tiếp nối công việc của các Đấng đi trước, cha Alexandre de Rhode đã biên soạn cuốn Giáo lý đầu tiên bằng tiếng quốc ngữ với tựa đề: Phép giảng tám ngày[3] đã được in tại Rôma năm 1651. Chính tiêu đề của cuốn sách đã nói lên hiệu quả của nó. Người biết chữ quốc ngữ chỉ cần học trong tám ngày thì có thể biết được những kiến thức cần thiết về Đạo và có đủ điều kiện để được rửa tội. Các vị thừa sai không những quan tâm đến việc soạn thảo sách giáo lý mà còn trú trọng đến việc đào tạo các giáo lý viên. Đó là việc đào tạo các thầy giảng để chuyên lo việc dạy giáo lý cách hiệu quả hơn.

Khi Giáo Hội tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì các Nhà truyền giáo tìm cách để làm cho Đức tin trở nên gần gũi với đời sống của người tín hữu Việt Nam. Đó là ưu tư hội nhập văn hóa qua các cung giọng đọc kinh, nguyện ngắm v.v. Sự hội nhập văn hóa ấy cũng đã được áp dụng trong việc dạy và học Giáo lý. Đó là sự ra đời của bản Giáo lý hỏi thưa mà chúng ta gọi là bổn cũ theo những cung giọng rất dễ thuộc và dễ hiểu. Không thể phủ nhận rằng cuốn Giáo lý này đã là thủ bản của mọi gia đình trong một thời gian dài. Nó đã nuôi dưỡng củng cố và giúp nhiều thế hệ tín hữu miền Bắc chúng ta sống Đức tin mặc du thiếu vắng các chủ chăn và phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn nhất là trong những năm từ 1960-1990. Sau khi nhìn lại cách khái quát về Giáo lý trong quá khứ, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu.

2. Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống đức tin của người tín hữu

2.1. Học Giáo lý để yêu mến Chúa

Như đã nói trong phần dẫn nhập “vô tri bất mộ – không biết thì không yêu mến”. Để yêu mến Chúa thực sự thì chúng ta cần phải biết Ngài. Do đó càng học hỏi về Chúa, về Giáo Hội thì chúng ta càng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội hơn. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã trả lời một trong các kinh sư hỏi Người “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? Đức Giêsu trả lời Điều răn đứng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi[4]”. Ở đây chúng ta lưu ý đến hành vi “yêu Chúa hết trí khôn” trong câu khẳng định của Chúa Giêsu. Và mỗi người tín hữu trong Tổng Giáo Phận Hà Nội hãy tự hỏi tôi đã bao giờ yêu Chúa hết trí khôn chưa? Nghĩa là tôi đã dùng trí khôn Chúa ban cho tôi để học hỏi về Chúa, về Giáo lý để hiểu biết Chúa hơn, kính mến Chúa hơn chưa?

Có lẽ có một số người đã làm được điều đó. Còn nhiều người trong chúng ta có thể còn chưa sử dụng những khả năng của trí óc để học biết về Chúa, về Giáo Hội hay chỉ sử dụng trí khôn của mình để học hỏi qua loa về Chúa. Và như vậy chưa yêu Chúa hết trí khôn của mình. Người ta dùng trí khôn của mình để học hỏi về đủ thứ trong cuộc sống, để làm ăn, để kiếm tiền, để làm giầu, để vui chơi giải trí, để tìm biết về đủ thứ thần tượng… Nhưng nếu được kêu gọi để học Giáo lý thì viện đủ lý do để chối từ. Nhiều bạn trẻ có thời gian để lướt facebook, để xem tiktok, để giao lưu trên mạng xã hội… nhưng không có thời gian để học hỏi về Chúa, về Giáo Hội. Có nhiều cha xứ đã có sáng kiến kết hợp giữa việc học hỏi Giáo lý với việc tham dự Thánh Lễ chúa nhật, chẳng hạn như dành 15-30 phút trước Thánh lễ để dạy Giáo lý cho cộng đoàn, cho giới trẻ… nhưng nhiều người cũng không muốn tham gia, chỉ đến sát giờ Lễ mới đến. Nói tóm lại nhiều người tín hữu, đặc biệt là các bạn trẻ còn chưa ý thức được tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin nên ngại học, ngại tìm hiểu.

2.2. Giáo lý giúp cho chúng ta giữ đạo và sống đạo tốt hơn

Mục đích của Giáo lý không phải chỉ là giúp chúng ta có những kiến thức về Đạo nhưng là để giữ đạo và sống Đạo tốt hơn. Cuốn Định hướng Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến “mục đích của Giáo lý là mối tương quan của mỗi tín hữu với Chúa Kitô”. Ngày hôm nay với ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nhiều người, nhất là những bạn trẻ phải xa rời xứ đạo để đi học, đi làm trên các thành phố lớn với nhiều cám dỗ. Do đó nếu họ hiểu biết Giáo lý đủ sâu sắc thì họ không những có thể giữ đạo tốt mà còn có thể trở thành những nhà truyền giáo ở trong môi trường học tập và làm việc của họ. Không ít những bạn trẻ công giáo khi đi đến đâu thì việc trước hết là tìm kiếm nhà thờ ở gần đó để tham dự Thánh Lễ, nhất là Thánh Lễ chúa nhật và Lễ Buộc. Nhiều bạn trẻ cũng tích cực tham gia vào các sinh hoạt như ca đoàn, giới trẻ, sinh viên công giáo… tại nơi mà họ học tập hay làm việc.

Hơn nữa, với sự ảnh hưởng của xã hội mở ngày hôm nay, hôn nhân giữa khác đạo ngày càng phổ biến và nhiều người công giáo có nguy cơ sao lãng hoặc mất Đức tin do gặp phải môi trường không thuận lợi. Vì thế nếu các bạn trẻ công giáo có được một nền tảng Giáo lý vững chắc thì không những không mất Đạo mà còn có thể cảm hóa người chồng hay người vợ không cùng tôn giáo với mình, có thể đưa họ trở về với Chúa. Và khi có con cái thì họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chúng và có khả năng để giáo dục đức tin cho chúng qua sự hiểu biết và gương sáng của mình. Trong trường hợp gặp những hoàn cảnh khó khăn hay ngăn cản từ phía nhà chồng hay nhà vợ không cùng tôn giáo với mình, thì người đó vẫn giữ được Đức tin của mình.

2.3. Giáo lý giúp cho chúng ta phản bác những sai lầm và chống lại cám dỗ của các giáo phái

Ngày nay hơn bao giờ hết, người công giáo tại Việt Nam nói chung và Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với những giáo phái khác nhau với những giáo thuyết đi ngược lại với Giáo lý tinh tuyền của Giáo Hội. Họ không ngừng lôi kéo những người công giáo gia nhập vào. Nếu không có một nền tảng Giáo lý vững chắc thì làm sao chúng ta có thể chống lại những cám dỗ và phản bác những sai lầm của họ.

Chẳng hạn như việc đồng hoá đạo công giáo với chế độ thực dân, hay ki-tô giáo chống lại khoa học… Chúng ta biết rằng thực dân Pháp đã chính thức xâm lược Việt Nam vào năm 1858, trong khi hat giống Tin Mừng đầu tiên đã được gieo trên quê hương này từ năm 1533 và phát triển mạnh vào thế ký thứ XVII. Còn người thiếu hiểu biết thì thường dựa vào vụ án Gallilée để nói rằng Ki-tô giáo chống lại khoa học. Nhưng những nhà trí thức chân chính thì không bao giờ khẳng định như vậy. Bởi vì hai lý do, trước hết là sự phát triển của khoa học trong thời Trung cổ và cận đại không thể tách rời khỏi Ki-tô giáo, thứ đến là đa số những nhà khoa học lớn cho đến tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều là ki-tô hữu. Chúng ta có thể kể đến Capernic, Newton, Eistein, Pasteur, Ampert…

Ngày nay với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông, không ít những giáo phái, phe nhóm tìm cách cám dỗ và lôi kéo những người công giáo về phía họ. Và đã có không ít người tin theo những giáo thuyết sai lạc hoặc chủ trương sai lầm của họ để rời bỏ Đức tin, rời bỏ Giáo Hội. Ineternet và các mạng xã hội cũng là một trong những phương tiện để không ít các giáo phái phổ biến giáo thuyết và chủ trương sai lầm của họ. Đã có không ít người tín hữu, đặc biệt các bạn trẻ bị thu hút và cám dỗ bởi những video được dàn dựng một cách cố ý của những giáo phái chống Giáo Hội bằng cách chỉ trích những lối hành xử thiếu chuẩn mực của một số mục tử trong Giáo Hội và cho thấy sự ưu việt của họ so với chúng ta.

Vì thế nếu những người công giáo chúng ta có được sự hiểu biết đầy đủ về Giáo lý thì sẽ có khả năng phân định để không bị họ lôi kéo dẫn đến suy giảm lòng yêu mến Giáo Hội, thậm chí có nguy cơ mất đức tin và đi theo các chủ trương sai lầm của các lạc giáo ấy.  

2.4. Hiểu biết Giáo lý để truyền giáo

Ngày hôm nay, truyền giáo đòi người rao giảng phải có những kiến thứ đủ sâu sắc về Đạo thì mới có thể rao truyền cho người khác được. Nếu như có một người ngoại đạo yêu cầu một người công giáo nói cho họ biết về Thiên Chúa, về Đạo công giáo thì người công giáo này có thể nói gì về Chúa về Đạo? Người ấy có thể nói trong vòng bao nhiêu phút? Để có thể trình bày về Chúa, về Giáo Hội, về các tín điều thì người tín hữu phải được trang bị những hành trang đầy đủ về Giáo lý. Có không ít bạn trẻ cảm thấy lúng túng hay không đủ tự tin khi phải đối thoại với các tín hữu tin lành do không có kiến thức đủ sâu sắc về Giáo lý.

Tất nhiên sự hiểu biết giáo lý phải đi đôi với một đời sống chứng tá thì mới có sức làm thay đổi những người chúng ta gặp gỡ. Hiểu biết về đạo phải đi đôi với việc thực hành và sống đạo cách thực sự thì mới có thể trở thành men thành muối cho đời.

2.5. Trách nhiệm dạy và học giáo lý là của mọi thành phần dân Chúa đặc biệt là các bậc cha mẹ

Nếu Giáo lý có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc sống và làm chứng của người ki-tô hữu trong mọi thời đại thì việc dạy và học Giáo lý phải là mối ưu tư của mọi thành phần dân Chúa. Nhưng tiếc thay hình như đa số các tín hữu trong Tổng Giáo Phận chúng ta còn chưa ý thức được điều đó, vì thế, nhiều người coi việc dạy Giáo lý chỉ là trách nhiệm của cha xứ, của các giáo lý viên và của các ông bà trùm quản mà thôi. Trong Định hướng Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến vai trò của mọi thành phần dân Chúa trong việc dạy và học Giáo lý, đặc biệt là của các bậc cha mẹ.

Trên thực tế, có biết bao nhiêu bậc cha mẹ lo cho con học đủ thứ: học văn hoá, học toán, học văn, học nhạc, học đàn, học tiếng anh, v.v, nhưng không cho con theo học các lớp Giáo lý vì không có thời gian. Đúng ra các bậc cha mẹ không những phải thu xếp cho con cái mình theo học các lớp Giáo lý trong giáo xứ mà còn phải có trách nhiệm thông truyền và là những giáo lý viên đầu tiên cho các con của họ như trong cuốn Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020 nhấn mạnh đến sứ mạng giáo dục Đức tin của các bậc cha mẹ công giáo như sau:

“Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ Kitô giáo vừa bắt nguồn từ việc tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, vừa có cội nguồn theo một cách mới và cụ thể nơi bí tích hôn nhân, qua bí tích này họ được thánh hiến cho sự giáo dục Kitô giáo cách riêng cho con cái họ. Những bậc cha mẹ có đức tin, qua gương sáng trong cuộc sống hàng ngày của họ chẳng hạn, có khả năng thông truyền vẻ đẹp của đức tin Ki-tô giáo cho chính con cái của họ cách say mê[5]”.

Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020  cũng nhấn mạnh đến thách thức làm sao để cho các bậc cha mẹ trở thành những người tích cực dạy Giáo lý cho con cái mình. Trong mục vụ gia đình, Giáo Hội phải làm sao để họ đừng quá ỷ lại vào các giáo lý viên hay các chuyên gia giáo dục tôn giáo. Giáo lý phải được bắt đầu từ chính gia đình và các bậc cha mẹ phải là những giáo lý viên đầu tiên của con cái họ[6]. Đáng buồn thay nhiều bậc cha mẹ công giáo chưa ý thức được trách nhiệm của mình nên không quan tâm đến việc dạy giáo lý cho con cái mình. Không những thế, việc trang bị các sách về đạo trong các gia đình lại càng đáng thương hơn nữa. Trong giá sách của mỗi gia đình công giáo trong Tổng Giáo Phận chúng ta có thể có đủ các loại sách: khoa học, văn học, tiểu thuyết, nghệ thuật, giải trí… nhưng thử hỏi mấy gia đình có một cuốn Kinh Thánh trọn bộ, có một cuốn Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992? Quý ông bà anh chị em thử kiểm tra xem trên giá sách của gia đình mình có mấy cuốn sách để giúp các thành viên trong gia đình đào sâu về đức tin đã lãnh nhận? Và nếu có thì quý vị hãy kiểm tra xem đã bụi đã phủ trên những cuốn sách ấy dày mấy lớp rồi?

Qua những gì đã trình bày ở trên thì chúng ta khó có thể phủ nhận tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải sử dụng thủ bản Giáo lý nào? Bổn cũ hay là Toát yếu Giáo lý năm 1992? Đó là điều chúng ta cùng nhau bàn đến trong phần thứ ba này.

3. Bổn cũ liệu có còn thích hợp như là thủ bản Giáo lý cho thời đại hôm nay?

Trước khi bàn về vấn đề  này, chúng ta cần nhìn lại một số nguyên tắc về kỷ luật của Giáo Hội trong các lãnh vực Giáo luật, thần học, phụng vụ, kỷ luật… Theo nguyên tắc những gì ban hành sau cùng sẽ vượt trên những gì đã ban hành trước đó trừ khi có những chỉ dẫn cụ thể khác. Ví dụ như Giáo luật năm 1983 thì vượt trên Giáo luật năm 1917; Sách Giáo lý năm 1992 là sách Giáo lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo có giá trị vượt trên tất cả các sách giáo lý được soạn thảo trước đó và là quy chiếu chính thức cho tất cả các sách giáo lý của các Giáo Hội địa phương… Vậy nếu như một cuốn thủ bản Giáo lý như bổn cũ chẳng hạn được đánh giá là rất hay và hữu ích, nhưng vì đã được soạn thảo vào trước Công đồng Vaticanô II và trước cuốn Giáo lý phổ quát của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 liệu có phù hợp nữa hay không?

Trong cuộc thăm dò vào khoảng tháng 11 và tháng 12 năm ngoái nơi các thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội về việc có nên soạn thảo một thủ bản Giáo lý mới hay lấy lại bổn cũ và thay đổi một số từ ngữ cho thích hợp. Bản thăm dò cho thấy đa số các tu sỹ và linh mục trong Tổng Giáo Phận chúng ta đều tán thành việc soạn lại bổn cũ với những từ ngữ thích hợp (hơn 80% ý kiến thuận[7]) để làm thủ bản giáo lý cho dân Chúa. Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng quyển bổn cũ đã chiếm một địa vị rất quan trọng trong việc giúp cho các tín hữu của miền bắc nói chung và Tổng giáo phận Hà Nội nói riêng sống Đức tin qua nhiều thế hệ, nhất là trong những giai đoạn khó khăn và cấm cách. Cách thức truyền đạt của giáo lý kinh bổn này cũng rất hiệu quả và dễ tiếp cận với mọi thành phần dân Chúa. Tại sao Bổn cũ đã đạt được những thành quả như thế ? Đó là bởi vì các Đấng tiền nhân của chúng ta đã thành công làm cho Giáo lý trở nên gần gũi với văn hóa của dân tộc. Đó cũng là điều mà số 319 của cuốn Định hướng Giáo lý năm 2020 lưu ý đến chiều kích nội tại của văn hóa và xã hội trong việc truyền đạt Giáo lý trong xã hội hôm nay[8].

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bổn cũ dù ngắn gọn, dễ học, dễ hiểu và được yêu mến thì cũng tồn tại những điều cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Bởi vì có những khái niệm về triết học và thần học đã không còn phù hợp và cần phải thay đổi hoặc đào sâu hơn. Chẳng hạn bổn cũ đã sử dụng những khái niệm sai về tín lý khi nói về một Thiên Chúa có Ba Ngôi chẳng hạn : “Ba Ngôi cũng một tính một phép cho nên Ba Ngôi cũng một Chúa mà thôi[9]”. Tính ở đây có ý nói là cùng bản tính và đó là một điều sai tín lý vì khái niệm bản tính không diễn tả hết được làm sao Ba Ngôi Vị khác biệt mà lại la một Thiên Chúa duy nhất. Như Kinh Tin Kính trong Thánh lễ đã sửa lại là đồng bản thể. Hơn nữa Chúa Giêsu có hai bản tính là bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người nên người ta có thể hiểu lầm là Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần cũng có bản tính loài người. Đó là điều không thể chấp nhận được. Ba Ngôi có cùng một bản thể Thiên Chúa, cho nên tuy Ba Ngôi vị khác biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Về Bí tích Thánh Thể cũng có những khái niệm sai về tín lý như thế. Chẳng hạn H. Phép Mình Thánh Chúa là đí gì? T. Là phép rất mầu nhiệm, có thật Mình Thánh Máu Thánh và linh hồn Đức Chúa Giêsu cùng tính Đức Chúa Trời Ngự trong hình bánh hình rượu[10]. Chúa Giêsu không ngự trong hình bánh hình rượu như ngự trong một cái bình. Bởi vì sau lời truyền phép thì bánh đã trở thành Mình Thánh và rượu trở thành Máu Thánh Chúa Giêsu rồi. Bản thể của bánh không còn nữa mà đã biến Mình Thánh Chúa: Transubstantia biến bản thể.

Ngôn ngữ thì thay đổi và đòi phải có những thích ứng mới cho phù hợp. Vì thế sau một số năm các Giáo Hội địa phương thường dịch lại các sách bài đọc trong Thánh Lễ cũng như sách Lễ Roma như chúng ta thấy các nước nói tiếng Anh và tiếng Pháp mới làm trong những năm gần đây. Hơn nữa Bổn cũ mới chỉ là thủ bản Giáo lý rất sơ lược và giới hạn về những điều phải tin, chưa diễn tả hết được các chiều kích của nội dung Đức tin của chúng ta theo Giáo lý Hội Thánh Công Giáo năm 1992. Vì thế cần phải có một thủ bản Giáo lý thích hợp và đầy đủ hơn cho các tín hữu trong toàn Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Vả lại sự phát triển của các phương tiện truyền thông và nền văn hóa kỹ thuật số cũng đòi chúng ta phải có những cách thức dạy và học giáo lý khác với truyền thống, nghĩa là chỉ giới hạn trong bản hỏi thưa và học thuộc lòng.

4. Giáo lý và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông và nền văn hóa kỹ thuật số cũng đòi chúng ta phải có những cách thức dạy và học giáo lý khác với truyền thống chỉ giới hạn trong bản bỏi thưa và học thuộc lòng. Sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số cũng làm cho chúng ta phải suy tư và tìm cách mở ra những con đường mới cho viện dạy và học Giáo lý. Chúng đặt ra những thách thức cho Giáo Hội của thời đại chúng ta khi chúng đang thay thế những tương giao truyền thống giữa người với người:

“Càng ngày những phương tiện kỹ thuật số càng được công nhận như là những phương tiện truyền thông xã hội, trên thực tế chúng là các tác nhân chính của xã hội hóa, gần như thành công thay thế cho những phương tiện truyền thống được biết đến, như gia đình, Giáo hội và trường học. Liên chủ thể tính dường như ngày càng được phát triển ở cấp độ các mạng xã hội và ngày càng ít phát triển hơn trong các không gian của các xã hội truyền thống. Về mặt hoạt động, cần phải đánh giá và hiểu những hạn chế ẩn tàng của việc học tập mà thời đại kỹ thuật số cung cấp hàng ngày. Nhiều hình thức tương tác cá nhân đã trở nên ảo, thay thế hoàn toàn nhu cầu, đặc biệt là giữa các thế hệ trẻ, đối với các hình thức tương quan truyền thống, ngăn cản họ “tiếp xúc trực tiếp với sự trầm cảm, sự lo lắng, niềm vui của tha nhân và với sự phức tạp của kinh nghiệm cá nhân của mình[11]”.

Những thách thức ấy đòi Giáo Hội phải tìm ra phương thức để làm sao loan báo Tin Mừng trong thời đai kỹ thuật số này. Nghĩa là chúng ta được mời gọi để suy tư về việc làm sao để loan báo Tin Mừng cho các bạn trẻ ngày nay bằng ngôn ngữ kỹ thuật số? Làm sao để giúp các bạn trẻ có khả năng làm chủ khi sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số? “Thách thức mục vụ là đồng hành với người trẻ trong việc tìm kiếm quyền tự chủ, vốn đề cập đến việc khám phá tự do nội tâm và lời mời gọi của Thiên Chúa, đồng thời phân biệt lời mời gọi này với nhóm xã hội mà bạn trẻ đó thuộc về.[12]” Thách thức khác là cần phân sự khác biệt của ngôn ngữ tôn giáo so với ngôn ngữ của internet. “Ví dụ cần phân biệt lời kêu gọi trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, lời kêu gọi này cần được giải thích rõ ràng để tránh nhầm lẫn với các động lực của mạng xã hộiThật vậy, động lực của người môn đệ Chúa Giêsu không giống như động lực được thiết lập giữa một người có ảnh hưởng và những người theo dõi ảo của ông ta[13].” Để giúp các bạn trẻ phân định, Giáo Hội cần có những người đồng hành được đào tạo về lãnh vực này.

Thời đại kỹ thuật số cũng đặt ra vấn đề  về việc sử dụng công nghệ trong việc truyền bá cũng như hỗ trợ cho việc dạy và học Giáo lý. Phải thú nhận rằng trong việc dạy và học giáo lý, chúng ta chưa đầu tư đủ cho việc sử dụng các hình ảnh, các phương tiện kỹ thuật số để minh họa cho việc dạy giáo lý. Thử hỏi trong các Giáo xứ của Tổng Giáo Phận Hà Nội có bao nhiêu giáo xứ có máy chiếu để sử dụng trong việc dạy Giáo lý? Có bao nhiêu giáo xứ sử dụng những phương tiện kỹ thuật số để hỗ trợ cho việc giảng dạy Giáo lý? Đó là điều chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại.

Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, bao nhiêu thách thức và cơ hội mở ra cho việc học hỏi Giáo lý. Chúng ta không cần đến lớp mới có thể theo học được những khóa Giáo lý và Kinh Thánh. Nhiều người trong Giáo Hội muốn giúp các tín hữu đào sâu sự hiểu biết về Chúa và về Giáo Hội nên đã dạy hoặc phổ biến các khóa học, các buổi thuyết trình về các đề tài khác nhau trên youtube, tren các mạng xã hội… Chúng ta có thể trích dẫn một số những địa chỉ dạy và giúp cho những ai muốn học hỏi về Kinh Thánh và Giáo lý qua các phương tiện truyền thông như sau: 100 bài (tuần) Giáo lý Kinh Thánh của Đức Cha Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho:

MP3: http://tgpla.org/2021/02/100-tuan-hoc-kinh-thanh-mp3/

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=uE61qfGR0P0

Giáo lý cho giới trẻ của các cha và các thầy Dòng Tên:

Chương trình Maranatha truyền thông Dòng Tên với 300 câu hỏi thường thấy về Đạo Công Giáo:

Với sự giới hạn về thời gian con chỉ có thể trình vài khía cạnh về tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin của người tín hữu. Con xin cám ơn Đức Tổng và các tham dự viên hiện diện trong ngôi thánh đường giáo xứ Xuân Bảng này cũng như những ai đang theo dõi trực tiếp từ xa.

 Lm. Giuse Vũ Đức An

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org (26.3.2022)


[1] Học thuyết của các Tông đồ, hay Didachè, chỉ được biết đến trong văn bản gốc của nó từ năm 1873 (thông qua việc phát hiện ở Constantinople một bản thảo thế kỷ 11, hiện nằm trong thư viện của Tòa Thượng phụ Hy Lạp ở Jerusalem).  

[2] Bản văn rất ngắn này có hai phần: giáo huấn luân lý theo chủ đề về “hai con đường” (I-VI); các quy định về phép Rửa tội (VII), việc ăn chay và cầu nguyện (VIII), về Bữa ăn huynh đệ (agape) và Thánh Thể (IX-XII), về các vị tiên tri, các giám mục và các phó tế (XIII-XV). Chương cuối cùng khuyến khích các tín hữu trông đợi Chúa. Giống như các bộ sưu tập tương tự khác, Didache tuyên bố truyền thống và thẩm quyền của mười hai vị Tông đồ. X. https://www.universalis.fr/encyclopedie/didache-didakhe/, tra cứu ngày 11/2/2022.

[3] Tên đầy đủ tiếng Latinh là Cathechismvs pro ijs, qui volunt suscipere baptismvm in dies diuisus – Phép rửa tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời.

[4] Mc 13, 28-30.

[5] Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý năm 2020, số 124.

[6] X. Ibid., số 124.

[7] X. Bản thăm dò…

[8] X. Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, 2020, số 319.

[9] Bổn cũ, tr. 30.

[10] Ibid., tr. 57-58.

[11] Directorium Catechisticum Generale – Hướng dẫn tổng quát về Giáo lý, 2020, số 369.

[12] Ibid., số 370.

[13] Ibid., số 370.

#tamquantrongcuagiaoly #doisongductin