Gia đình cần có năm căn nhà chính!

0
89

Chúa nhật, ngày 04-10, các giám mục từ khắp nơi trên thế giới sẽ nhóm họp tại Roma để thảo luận về những thách thức mà các gia đình đang phải đối diện. Đây là chủ đề mà Đức Thánh Cha đã phân tích sơ lược khi Ngài từ Vatican tới Ecuador và Philadelphia. Ngài mô tả sức mạnh của gia đình trong năm căn nhà chính.

GIA-DINH.jpg

 

1. Nhà trường

Đức Thánh Cha nói:“Gia đình như là nhà trường mà nơi đó các giờ kinh nguyện nhắc nhớ rằng chúng ta là một thành viên của cộng đoàn. Nó nhắc chúng ta về người thân cận, những người đang hiện diện cách rõ ràng, họ là những người sống chung dưới một mái nhà với chúng ta. Một người thân cận cũng sống cuộc sống này và cần được giúp đỡ.”

Thứ hai, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự trợ giúp lớn lao mà các gia đình cần trao tặng cho những con người dễ thương vốn đang gặp đau khổ về thể lý hay tinh thần.

2. Nhà Thương

Đức Thánh Cha nói: “Gia đình là một nhà thương thân thiết nhất của mỗi người. Khi ai đó bị bệnh, họ có thể được chăm sóc trong gia đình.” Đó là một tình huống cũng xảy ra trong cuộc sống, khi một người cao tuổi, ông bà nội ngoại cần được chăm sóc.

3. Nhà an dưỡng

Đức Thánh Cha nói: “Nó là nơi an dưỡng tốt nhất cho người cao tuổi. Gia đình tạo nên nguồn lực xã hội to lớn mà các tổ chức khác không thể thay thế được. Gia đình phải được giúp đỡ và tăng cường.” Xa hơn nghĩa ẩn dụ của các nhà trường, nhà thương và nhà an dưỡng, ĐứcThánh Cha tin rằng gia đình là một trong những hạt nhân lý tưởng để nuôi dưỡng đức tin Kitô giáo.

4. Nhà thờ tại gia

 Đức Thánh Cha nói: “Gia đình cũng là Giáo hội thu nhỏ. Một cái gọi là “nhà thờ tại gia”. Qua cuộc sống, nó chuyển tải lòng dịu hiền và thương xót của Thiên Chúa. Trong gia đình, đức tin được pha trộn với bầu sữa mẹ. Khi cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, người ta cũng cảm thấy gần gũi hơn với tình yêu của Thiên Chúa.” Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, Đức Thánh Cha cũng mô tả sức mạnh của gia đình như một nhà máy không bao giờ ngừng hoạt động.

5. Nhà máy

 Đức Thánh Cha nói: “Đó là lý do để các gia đình, xin lượng thứ cho lối diễn tả của tôi, là những nhà máy của niềm hy vọng. Các nhà xưởng của niềm hy vọng, sự sống và sự phục sinh. Chính Thiên Chúa đã mở ra hành trình này.”

(Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J., dongten.net 03.10.2015/Romereports, 2-10)