Các Giáo Phụ và Tiến Sĩ Hội Thánh là những ai?

0
343
http://1.bp.blogspot.com/-zKxN6XGWodc/UCUScJ8E_0I/AAAAAAAAAqA/Jq5UIwcy7kM/s1600/early-church-fathers.jpg
Để trả lời câu hỏi trên của một số độc giả, tôi xin được trả lời vắn gọn như sau::
A- Trước hết là các GIÁO PHỤ (Church Fathers):
Danh xưng này được dùng để chỉ các Giám mục hay giáo dân đã có những tác phẩm hay bài viết, bài giảng có nội dung sâu sâu sắc về giáo lý,(doctines) tín lý (dogmas) và thần học (Theology), tinh tuyền, phản ảnh trung thực các chân lý của Đức Tin mà chính Chúa Kitô đã giảng dạy , đã mặc khải và truyền lại cho các Tông Đồ tiên khởi..Như thế, các Giáo Phụ là những người không những có đời sống thánh thiên gương mẫu mà còn giảng dạy, quảng bá và bênh vực các chân lý của Phúc Âm để chống lại các bè rối (heretics) và những kẻ dạy sai lạc giáo lý tinh tuyền do các Tông Đồ truyền lại .như Thánh Phaolô đã nhắc nhở môn đệ của ngài là Ti-mô-Thê như sau:

“Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Kitô- Giêsu, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ đó Thánh Thần ngự trong chúng ta.”(2 Tm 1: 13-14)

Lại nữa, Thánh Phaolô cũng lưu ý môn đệ của ngài về nguy cơ có những người dạ y giáo lý sai lạc như sau:

“Thần khí phán rõ ràng : vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin và theo những thần khí lừa dối, những giáo huấn của ma quỉ, đó là trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung.” (1 Tm 4: 1-2)

Trước nguy cơ đó, các Thánh Giáo Phụ của Giáo Hội là những người từ thời sơ khai đã đóng góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và giảng dạy giáo lý tinh tuyền đã được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ cho các người kế vị các ngài để tiếp tục loan báo Tin Mừng.và giảng dạy những chân lý của đức tin.

Trong hàng ngũ các Thánh Giáo Phụ tiên khởi , người ta phân biệt: các Giáo Phụ Hy Lạp (Greek Fathers) tức các Giáo Phụ giảng dạy ở Đông Phương (trước năm 1054 là năm hai Giáo Hội Công Giáo Đông và Tây chấm dứt hiệp thông với nhau vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ) và quyền bính) trong khi các Giáo Phụ Latinh (Latin Fathers) giảng dạy ở Phương Tây, nơi tiếng Latinh là ngôn ngữ chính được dùng trong Phụng vụ, học hành và giảng dạy.

Các Giáo Phụ được phân chia theo thởi gian sống và giảng dạy như sau:

I-Trước hết là Các Giáo Phụ Tông Đồ (Apostolic Fathers) tứ c các Giáo Phụ sống rất gần các Thánh Tông Đồ tiên khởi trong khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ hai.

Có 6 vị được biết đến như sau:

1-Thánh Barnabas, (cuối thể kỷ 1 và đầu thế kỷ 2)
2-Thánh Clement of Rome,(sống vào thế kỷ 1)
3-Thánh Ignatius of Antioch,(thế kỷ 1)
4-Thánh Polycarp of Smyrna (mất năm 156)
5-Thánh Hermas (đầu thế kỷ 2)
6-Thánh Papias (đầu thế kỷ 2)

II-Thời Trường phái Alexandria tức là vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai cho đến năm 315

III- Thời Hoàng Kim (Golden Age) là thời các Giáo Phụ sống và giảng dạy trong khoảng từ Công Đồng Nicea (325) cho đến năm 444 A.D với các Giáo Phụ tiêu biểu là thánh Basil (mất t năm 379) Thánh Gregory Nazianzen (390), Thánh John Chrysothom (407), Thánh Anathasius (373).Các Giáo Phụ này thuộc Giáo Hội Hy Lạp (Greek Church).tức thuộc Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Các vị thuộc Giáo Hội Latinh, tức Giáo Hội Công Giáo Phương Tây, gồm có:Thánh Ambrose (mất năm 397), Thánh Jerome (420) Thánh Augustine (430)
IV- Thời cuối cùng , từ năm 450 cho đến A.D 750.

Sau đây là các đại Giáo Phụ đã được xưng tụng trong toàn Giáo Hội:

1-Thánh Ambrose thành Milan (mất năm 397)
2-Thánh Augustine, Giám Mục Hippo cũng là Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh (mất năm 430)
3-Thánh Jerome (mất năm 420)
4-Thánh Gregory of Nazianzen (mất năm 390)
5-Thánh Basil the Great (mất năm 379)
6-Thánh John Chrysostom (mất năm 407)
7-Thánh Athanasius (mất năm 373)

Muốn được phong danh hiệu Giáo Phụ, các Giám mục hay các nhà văn giáo dân phải có những điều kiện sau đây:

1- Thứ nhất, phải sống trong khoảng 6 thể kỷ đầu của Kiô Giáo, nghĩa là sống gần với thời các thánh Tông Đồ, hay gần các người kế vị theo sau các Tông Đồ ; và do đó, được hiểu biết rõ hơn về những chân lý của Đạo thánh mà các Tông Đồ đã trực tiếp lãnh nhận từ Chúa Kitô..

2- Có đời sống thánh thiện, đáng làm gương mẫu cho người khác.

3- Có viết sách hay bài giảng nhiều ít để lại cho mục đích bảo vệ, gìn giữ và dạy dỗ giáo lý đức tin đich thực đã được mặc khải và truyền lại từ các Tông Đồ tiên khởi

4-Được Giáo Hội công nhận và phong thánh với danh hiệu Thánh Giáo Phụ (Church Fathers)

B- Các Tiến sĩ Hội Thánh (Doctor of the Church)

Danh hiệu Tiến Sĩ ở đây (Doctor) không đồng nghĩa với học vị tiến sĩ được trao cho các sinh viên đã đạt trình độ kiến thức cao nhất về một ngành chuyên môn nào ở các Đại học trên thế giới. Trong Giáo Hội Công Giáo, ngược lại, danh xưng Tiến Sĩ (Hội Thánh), bắt nguồn từ nguyên ngữ Latin “docere”có nghĩa là dạy đỗ. Danh hiệu này được trao tặng cho các vị mà nay đã được phong thánh, vì có đời sống thánh thiện và có phẩm hay bài viết, bài giảng góp phần quan trọng cho việc học hỏi các chân lý đức tin vững chắc và con đường nên thánh. thực dụng.

Nghĩa là, các Thánh Tiến Sĩ là những người, khi còn sống, không những đã có đời sống thánh thiện, có linh đạo (spirituality) sâu sắc và có ít nhiều chứng từ để lại với nội dung dạy dỗ và bảo vệ đức tin chân chính, cũng như chỉ dẫn con đường nên thánh, đáng làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người trong Giáo Hội noi theo để được nên thánh và sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Nước Trời

.Như thế, các Thánh Tiến sĩ cũng là các thầy dạy đức tin vững chắc, tức là dạy con đường nên thánh với gương sống thánh thiện của các ngài cho mọi người trong Giáo Hội noi theo đê được nên thánh như các ngài.

Cụ thể, thánh Therese Giêsu Hài Đồng (Therese of Lísieux, 1873 -97) mới có 15 tuổi, chưa học hết bậc trung học, và đã được đặc cách thâu nhận vào Dòng kín Lisieux (Pháp) năm 1888. Nhưng sau chín năm sống ở đây và mất năm 1897 khi mới 24 tuổi, đã để lại cho Giáo Hộ i một d i sản thiêng liêng hiêm quý. Vì thế, bà đã được phong Tiến Sĩ Hội Thánh năm 2000, vì Giáo Hội nhìn nhận con đường tu đức đơn sơ nhưng sâu sắc và gương sống thánh thiên, khiêm nhu của bà, đáng làm khuôn mẫu cho mọi người trong Giáo Hội noi theo để được nên thánh bằng “con đường thiêng liêng nhỏ bé (Little Way)”mà bà đã sống và thực hành suốt 9 năm trong Dòng kín Lisieux.

Như vậy, các Thánh Tiến Sĩ không phải là những người, khi còn sống, đã dạy những kiến thức của người đời mà là dạy con đường nên thánh với gương sống và ảnh hưởng tinh thần có sức lôi kéo người khác học theo để nên thánh, nên trọn lành như Chúa Giêsu đã kêu gọi “Anh em hay nên hoàn thiện như Cha anh em trên Trời là Đấng hoàn thiện.”(Mt 5:48).

Danh xưng Tiến Sĩ Hội Thánh phải được Đức Thánh Cha hay một Công Đồng Đại kết (ecumenical Council) nhìn nhận và công bố cho toàn Giáo Hội học hỏi và noi theo để sống và thực hành đức tin tinh tuyền cùng với đờ i sống thánh thiện mà Chúa Kitô đã giảng dạy và được lưu truyền từ các Thánh Tông Đồ cho đến các thế hệ tiếp theo trong Giáo Hội.

Về phía Tây phương, có bốn Thánh Tiến Sì được tuyên phong năm 1298 là các Thánh Ambrose thành Milan (Ý), Thánh Jerome, Thánh Augustine of Hippo và Gregory the Great thuộc Giáo Hội Phương Tây. Bên Đông phương, cũng có bốn vị được tuyên phong năm 1568 là các thánh Athanasius, John Chrysotom (Miệng Vàng), Basil the Great và Gregory of Nazianus.

Sau đây là danh sách các Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh xếp theo thứ tự năm được phong Tiến Sĩ Hội Thánh:

1-Thánh Thomas Aquinas năm 1567
2-Thánh Bonaventure, năm 1588
3-Thánh Anselm of Canterbury năm 1720
4-Thánh Isidore of Serville, năm 1722
5-Thánh Peter Chrysologus, năm 1729
6-Thánh Leo the Great, năm 1754
7 Thánh -Peter Damian, năm 1828
8Thánh -Bernard of Clairvaux, năm 1830
9Thánh -Hilary of Poitiers, năm 1851
10Thánh -Alphonsus Liguori, năm 1871
11Thánh -Francis de Sales năm 1877
12-Thánh Cyril of Alexandria, Cyril of Jerrusalem, năm 1882
13Thánh -John of Damascus, năm 1890
14Thánh -The Venerable Bede, năm 1899
15-Thánh Ephraem the Serian, năm 1920
16-Peter Canisius, năm 1925
17-Thánh John of the Cross, năm 1926
18 Thánh -Robert Bellarmine năm 1931
19-Thánh Albertus Magnus, năm 1932
20-Thánh -Anthony of Padua, năm 1946
21-Thánh Lawrence of Brindisi, năm 1959
22-Thánh Teresa of Avila, Catherine of Siena,năm 1970
23Thánh -Therese of Lisieux ( Child Jesus) năm 2000.

Chúng ta cầu xin cùng các Thánh Giáo Phụ và Tiến Sĩ cách riêng phù trợ chúng ta trong đời sống thiêng liêng và noi gương các ngài để trở nên thánh, vì “Cha chúng ta ở trên trời là Đấng Thánh”.

 
 Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn