Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 93 – Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

0
24

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 93: KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN CÓ TỘI CHĂNG?

Hỏi: Con không hiểu sao có đôi lúc trong tâm trí con lại có những ý tưởng không tin vào Thiên Chúa. Có khi con nghĩ Thiên Chúa chẳng tồn tại, đó chỉ là sản phẩm của con người. Nhiều lần như vậy, nhưng con bối rối không biết có nên xưng những tội đó không?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã rất thật lòng khi bộc lộ confession của bạn. Thật không dễ gì để tự thú rằng mình đang có vấn đề gì đó về đức tin!

Bạn đề cập đến ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa và tâm trí không tin vào Thiên Chúa. Mình sẽ dựa vào hai điểm này để trả lời bạn nhé.

Ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa

Xét về mặt con người, chúng ta bắt đầu tin nhờ nhận biết bằng lý trí. Tôi tiếp xúc, khám phá, hiểu và bắt đầu tin. Khi quan sát trật tự trời đất, sự kỳ diệu trong cấu trúc vĩ mô và vi mô, sự kỳ diệu nơi loài người… con người bắt đầu đặt một câu hỏi rất lớn về nguồn gốc và cùng đích của mọi sự mọi loài. Triết học đẩy con người suy tư tận cùng phận người và thấy rằng người ta không thể xây dựng một xã hội an thịnh, nếu không dựa trên một “vị thần” đủ khả năng bảo đảm cho họ về ý nghĩa sống. Kinh nghiệm đó kết tụ lại bằng niềm tin rằng có Ông Trời, có thưởng phạt.

Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa

Nối liền với dòng mặc khải[1] của Do thái giáo, Kitô giáo nhận biết một Thiên Chúa Duy nhất, Đấng Sáng tạo và yêu thương. Giáo hội Công giáo đã đúc kết niềm tin của mình trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ; và được diễn giải trong Kinh Tin Kính công đồng Nicea-Constantinopoli. Các kinh này được gọi là tín biểu – Danh sách những điều phải tin.

Lý trí con người tìm được chỗ dựa để quy chiếu và để xác tín điều mình tin nơi các tín biểu. Tuy nhiên, những mầu nhiệm họ tuyên xưng thường vượt quá khả năng phân tích của lý trí con người. Do vậy, tin được những điều mình tuyên xưng là nhờ ơn Chúa ban. Về mặt con người, chúng ta cần tin cùng nhau. Đức tin của tập thể, của cha ông giúp nâng đỡ đức tin mỗi cá nhân.

Lung lay… để trưởng thành đức tin!

Tương tự với quá trình lớn lên về thể lý và trưởng thành tâm lý, đức tin cũng cần thời gian và sự huấn luyện để trưởng thành. Có nhiều mức độ sống đức tin. Đức tin trẻ con khi ta tuân giữ luật vì sợ, mặc cả, đổi trác với Chúa, sợ bị Chúa phạt. Đức tin thiếu niên khi ta tin vì những điều trong đạo phù hợp với logic, chú tâm vào kiến thức về Thiên Chúa. Đức tin trưởng thành khi ta hiểu và tin yêu Chúa, dám phó thác đời mình trong tay Ngài, gắn bó với Chúa. Đức tin này vượt trên kiến thức, nhưng lại không mù quáng. Nó là kết quả của một hành trình đi với Thiên Chúa ngang qua chính câu chuyện đời mình hơn là do học hành và nghiên cứu.

Tâm lý một người được trưởng thành khi cá nhân đó biết tự đánh giá các giá trị được truyền dạy, và tự nguyện sống theo. Đây gọi là quá trình nội tâm hóa các giá trị. Điều này thường được diễn ra trong tuổi teen. Tương tự với đức tin, sẽ có lúc nào đó bạn “đặt vấn đề” cho những điều bạn được dạy và những thực hành trong đạo. Bạn tự gợi lên nhiều điều liên quan đến niềm tin vào Chúa, và thấy mình hoài nghi nhiều điều.

Khủng hoảng đức tin lên tới đỉnh điểm và kéo dài là điều được các thánh gọi là “đêm tối đức tin”. Họ trung kiên giữ đức tin vào Thiên Chúa, dù cảm thấy Thiên Chúa “vắng bóng” và lý trí đang chống lại điều họ tin.

Đây là những cơ hội huấn luyện quan trọng để xác tín đức tin. Vậy sao lại có thể xem là một tội? Chúng cần thiết để giúp bạn chuyển đức tin cộng đồng thành đức tin cá nhân: Tôi tin.

Chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa

Bội tín là khi một người biết Thiên Chúa và những điều Ngài dạy, với lý trí, ý chí và tự do, người đó tuyên bố chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa cách công khai hoặc âm thầm. Đây là lúc “tâm trí” người đó hoàn toàn không tin yêu Thiên Chúa nữa, và cũng không còn tin vào Giáo hội. Một người trở nên lạc giáo khi chối bỏ tín điều đã được Giáo hội công bố. Gọi là ly giáo hay bội giáo khi một người rời bỏ Giáo hội Công giáo để thành lập một Giáo hội khác.

Bội tín, lạc giáo, bội giáo / ly giáo mới là tội. Khi họ sám hối trở về, họ sẽ tuyên xưng đức tin theo công thức[2] để giúp họ công khai tuyên xưng lại đức tin của mình.

Để kết…

Truyền thống Do Thái Giáo dạy chúng ta tiếp cận Thiên Chúa như một huyền nhiệm. Con người không thể “đặt tên” hay gọi tên Thiên Chúa như một đối tượng có thể nắm bắt và hiểu được. Tên của Ngài được viết bằng bốn phụ âm là YHWH[3]. Thú vị là danh xưng ấy, chữ ấy là tên cực trọng nên người Do Thái không được phép phát âm, nhưng bạn có thể tạo thành hơi hít vào và thở ra.

Vâng, Thiên Chúa là Đấng chúng ta không thể chiếm hữu, không thể nắm bắt, nhưng Ngài luôn sẵn có đó và bạn luôn có thể tiếp cận như không khí sẵn có trong bạn và ngoài bạn để nâng đỡ sự sống. Dù bạn có ý thức, có tin kính hay hững hờ, Ngài vẫn luôn có đó cho bạn. Cầu nguyện chiêm niệm sẽ giúp bạn xác tín vào một Thiên Chúa yêu thương, hơn là dùng lý trí con người để phân tích Ngài.

Nguyện chúc bạn được kết thân với Thiên Chúa sau những khủng hoảng đức tin của riêng mình.

Thùy Trang, DHM

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 5, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)

WHĐ (17.07.2023)

Đọc thêm những câu hỏi đã được trả lời:

Bài 93: Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

Bài 92: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang?

Bài 91: Khi nào đến ngày tận thế?

Bài 90: Thiên đàng hỏa ngục hai bên

Bài 89: Đòi hỏi của Chúa Giêsu có còn hợp với thời đại công nghệ?

Bài 88: Kính lão đắc thọ

Bài 87: Sự sống thai nhi – Hồng ân bị loại bỏ

Bài 86: Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?

Bài 85: Con nhà người ta

Bài 84: Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng tính

Bài 83: Vấn đề ly hôn của người Công giáo

Bài 82: Để trở nên cha mẹ Công giáo tốt

Bài 81: Thánh Giuse – Đấng bảo hộ gia đình

Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

Bài 77: Không biết không thể phục vụ

Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

Bài 70: Bất khả phân ly

Bài 69: Gia đình khác đạo

Bài 68: Vượt qua lười biếng

Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe là làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

Lời giới thiệu: Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo

[1] Chính Thiên Chúa tỏ lộ cho con người được biết.

[2] Tôi, …, với đức tin kiên vững, tôi tin và tuyên xưng tất cả và từng chân lý trong Kinh Tin Kính. Tôi cũng tin vững vàng mọi chân lý trong Lời Thiên Chúa được viết ra hay truyền đạt, mà Giáo hội, bằng phán quyết long trọng hoặc bằng giáo huấn thông thường và phổ quát, dạy phải tin như là do Thiên Chúa mạc khải.

Tôi cũng chấp nhận và tuân giữ vững chắc mọi điều và từng điều liên quan đến giáo lý về đức tin và luân lý mà Giáo hội đã xác quyết. Hơn nữa, với lòng vâng phục tôn kính của ý chí và trí khôn, tôi trung thành với những giáo huấn do Ðức Giáo Hoàng hoặc Giám Mục Ðoàn trình bày, khi các ngài thi hành huấn quyền chính thức, cho dù không có ý công bố những giáo huấn ấy bằng một hành vi xác định.

[3] Người Do Thái dùng từ khác để gọi tên của Đức Chúa: Adonai, nghĩa là “Chúa tôi”

#giaidapthacmacchonguoitreconggiao